Trang 73
Xuất phát từ những khó khăn, bất cập trong thực tế và cần có những giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, người viết đề xuất một số nội dung sau:
Một là, cần chú trọng, đổi mới công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về
đất đai để người sử dụng đất hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn phải thường xuyên nghiên cứu, nâng cao khả năng nhận thức pháp luật đất đai để áp dụng đúng quy định. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất tiếp cận với quy định cấp giấy chứng nhận, sự phối hợp của các ngành để giải quyết dứt điểm những vấn đề cịn tồn tại, sớm hồn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận đã đề ra. Qua các giải pháp đó, nếu người sử dụng đất vẫn cố tình khơng thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận thì Chính phủ cũng nên quy định bổ sung biện pháp cưỡng chế đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu theo một trình tự, nhất định là giao cho cơ quan, đơn vị thực hiện vấn đề cưỡng chế này và quản thủ tục lý vấn đề đăng ký sau khi cưỡng chế.
Hai là, điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật đất đai về vấn đề xác nhận việc
sử dụng đất có phù hợp với quy hoạch xây dựng hay không của Ủy ban nhân dân cấp xã để làm căn cứ xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Do hiện nay trong quy định pháp luật về xây dựng không giao thẩm quyền cấp phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã cũng như việc xây dựng các đồ án quy hoạch xây dựng thì thường từ cấp huyện trở lên thực hiện. Cùng với đó các cơng trình, đồ án quy hoạch xây dựng phải được đưa vào quy hoạch sử dụng đất theo nhiệm kỳ nên việc xác nhận sử dụng đất có phù hợp đối với quy hoạch sử dụng đất là cần thiết hơn, phù hợp hơn so với các quy hoạch khác trong cấp giấy chứng nhận lần đầu.
Trang 74
Ba là, Hiện nay trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày
01/01/2008 mà khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất và đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu không đủ căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 2013 để xem xét giải quyết, làm cho tình hình cấp giấy chứng nhận lần đầu kéo dài mà chưa được giải quyết dứt điểm. Chính phủ cần có quy định gia hạn thời hạn sau ngày 01/01/2008 hoặc bãi bỏ quy định về thời hạn cuối cùng để thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp này. Vì hiện nay trên thực tế, những trường hợp còn tồn đọng lại chưa được giải quyết cấp giấy chứng nhận phần lớn là đất đang tranh chấp, mua bán mà khơng có giấy tờ.
Bốn là, trong thực tiễn giải quyết các thủ tục về đăng ký đất đai, hầu hết các hồ
sơ đều khó tuân thủ đúng thời gian giải quyết theo luật định. Điều này làm cho người dân có tâm lý khơng muốn phải thực hiện các thủ tục hành chính này dẫn đến việc có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là với những trường hợp phức tạp. Vì vậy, Nhà nước cần hồn thiện các quy đinh pháp luật nhằm đảm bảo tính ổn định trong chính sách, quyền lợi của người đã được cấp Giấy chứng nhận, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhất là lĩnh vực đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, làm giảm và tiến tới triệt tiêu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Trang 75
KẾT LUẬN
Đăng ký đất đai lần đầu là việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất nhưng chưa đăng ký, chưa được cấp một loại Giấy chứng nhận nào hoặc đăng ký cho các trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hay người trúng đấu giá đất, đấu thầu dự án nhằm ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Vì vậy cơng tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai, là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, sử dụng đất đai không chỉ riêng cho nhà nước mà còn cả người sử dụng.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, Luật Đất đai năm 2003 đã khơng cịn phù hợp với u cầu thực tiễn trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung những quy định mới để giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2003 cũng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến có rất nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đã cơ bản giải quyết được những khó khăn nhất định. Luật Đất đai năm 2013 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân. Khẳng định việc đăng ký đất đai là bắt buộc, bổ sung những quy định về các trường hợp đăng ký đất đai lần đầu, quy định cụ thể hơn những trường hợp người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận. Đặc biệt, nhằm giải quyết những
Trang 76
vướng mắc trong thực tiễn, Luật Đất đai năm 2013 đã giao Chính phủ quy định các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 để xem xét cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới, tiến bộ, quy định cụ thể, rõ ràng thì Luật Đất đai năm 2013 khi áp dụng vào thực tế vẫn cịn một số khó khăn, kết quả thực hiện chỉ đáp ứng một phần so với kế hoạch đề ra. Trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức còn hạn chế; quy định cịn chồng chéo, khơng đủ căn cứ để xác định chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình; nhiều vụ tranh chấp đất đai phức tạp kéo dài;… đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy định, có kế hoạch, giải pháp phù hợp theo từng điều kiện thực tế của địa phương.