Đón tiếp các đồn khách Cấp cao nước ngồi thăm chính thức

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM cơ bản TRONG lễ tân NGOẠI GIAO (Trang 38 - 43)

B .NỘI DUNG

2.3. Nghi lễ ngoại giao

2.3.2. Đón tiếp các đồn khách Cấp cao nước ngồi thăm chính thức

2.3.2.1. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.

Điều 11, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngồi quy định: (i) Đón tại sân bay: Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phịng Chủ tịch nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Đại sứ nước khách. (ii) Lễ đón tại Phủ Chủ tịch: a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón. b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phịng Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đồn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách. c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau : − Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

− Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). − Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự. − Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước). − Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục, không quân. − Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự. − Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách. − Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách. d) Chủ tịch nước và Phu nhân

(hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu qn) tiếp Đồn tại phịng khách. (iii) Hội đàm: Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Đồn khách. Nếu có u cầu thì hai Ngun thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm. (iv) Tiếp xúc: − Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách. − Thủ tướng Chính phủ hội kiến. − Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng. (v) Chiêu đãi: − Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ. − Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đồn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. − Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Đồn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

(vi) Lễ tiễn:

− Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. − Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như khi đón.

2.3.2.2. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà nước hoặc Đồn đại biểu Đảng - Chính phủ.

Điều 12, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định: Về mức độ và nghi thức đón tiếp: áp dụng như đối với Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức. Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ chủ trì đón, tiễn, hội đàm, chiêu đãi. Tổng Bí thư và Trưởng đồn khách duyệt Đội danh dự. Đón Đồn tại sân bay,

ngồi thành phần như đón Ngun thủ Quốc gia, cịn có Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Tham dự lễ đón, lễ tiễn, hội đàm, chiêu đãi có đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước tương ứng với thành viên chính thức của đồn khách.

2.3.2.3. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ

Theo quy định tại điều 13, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngồi: (i) Đón tại sân bay: Thành phần đón có Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao. (ii) Lễ đón: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón.

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Thủ tướng Chính phủ, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đồn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách. Nghi thức lễ đón áp dụng:

− Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. − Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). − Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.

− Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước). − Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục, không quân.

− Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự . − Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.

− Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách. (iii) Hội đàm: Hai Người đứng đầu Chính phủ hội đàm. Thành phần tham dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức của Đồn

khách. Nếu có u cầu thì hai Người đứng đầu Chính phủ gặp riêng trước khi hai Đồn hội đàm. (iv)

Tiếp xúc:

− Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách. − Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch.

− Chủ tịch Quốc hội tiếp nếu khách có nguyện vọng.

(v) Chiêu đãi: Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Thủ tướng Chính phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn văn đáp từ. Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đồn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Tại cuộc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đồn. (vi) Lễ tiễn (nếu có): Thủ tướng Chính phủ tiễn Đồn.

Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Thành phần dự lễ tiễn như khi đón.

C.KẾT LUẬN

Thực hiện chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” nêu ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, với địa vị pháp lý là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, Chính phủ đã triển khai một loạt các hoạt động triển khai chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của Đảng, trong đó có việc trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 về Hội nhập quốc tế.

Để thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức các hoạt động chung, đặc biệt là triển khai Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập quốc tế, Văn phịng Chính phủ cần củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác đối ngoại cho đội ngũ cơng chức, cũng như hệ thống hóa các tài liệu liên quan phục vụ tham mưu và điều hành hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Việc xây nghiên cứu lễ tân ngoại giao là hoạt động nhằmTăng cường năng lực công chức làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tại văn phịng chính phủ, đào tạo, bồi dưỡng và từng bước chuẩn hố đội ngũ cơng chức làm cơng tác hội nhập quốc tế. Việc triển khai các hoạt động ngoại giao đều phải đảm bảo tuân thủ những quy tắc lễ tân đã trở thành chuẩn mực của cộng đồng quốc tế. Các quốc gia trên thế giới đều rất chú trọng vấn đề này. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều có những tài liệu chuyên ngành phục vụ cho việc giảng dạy và hướng dẫn thực hiện công tác lễ tân trong các hoạt động ngoại giao sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và nền văn hố của quốc gia mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Anh

1. Bộ Ngoại giao, Tài liệu hướng dẫn về công tác lễ tân ngoại giao, Hà Nội. 2. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được kí kết ngày 18 tháng 04 năm 1961tại Vienna.

3. Võ Anh Tuấn (2001), Lễ tân Ngoại giao thực hành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

4. Học viện Ngoại giao (2012), Tài liệu học tập Nghiệp vụ ngoại giao (dành cho cán bộ, công chức mới được tuyển dụng vào Ngành Ngoại giao, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

5. Berridge G. (2002), Diplomacy: Theory and Practic,. Palgrave Macmillan, New York.

6. French, M.M. (2010), United States Protocol: the guide to official diplomaticetiquette, Rowman & Littlefield, Maryland, USA.

7. John, R.W. (1974), Diplomatic Ceremonial and Protocol, London, Macmillan.

8. Protocol Department Ministry of Foreign Affairs (2013), Protocol guide for Diplomatic Missions and Consular Posts, Den Haag.

9. Ralph G.F. (2004), Diplomatic handbook: Eighth Ed, Martinus Nijhoff publishers, Leiden.

10. Richard M. Sand, Pauline Innis and Mary Jane McCaffree (2013), The Complete Expanded and Updated Handbook of Diplomatic, Official, and Social Usage, DevonPub Co, Devon.

11. Ray S. Leki (2005), Protocol for the Modern Diplomat, Transition Center Foreign Service Institute U.S. Department of State Washington.

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM cơ bản TRONG lễ tân NGOẠI GIAO (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w