Mơ hình JSS của Spector

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kỹ thuật tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Trang 36 - 38)

(Nguồn: Spector, 1997)

Trong thời gian qua, những giá trị mà các công cụ đặc trưng JDI, MSQ và JSS mang lại sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp nghiên cứu vấn đề về hài lịng cơng việc của lực lượng lao động. Các mơ hình nêu trên đã đạt được sự tin cây cao và có thể áp dụng ở nhiều tổ chức cũng như nhiều nhóm đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là JDI và MSQ (Green, 2000). Tuy nhiên, về mặt bản chất, JDI được thiết kế dành cho các nhóm cơng nhân và nhân viên kỹ thuật (Castanheira, 2014), trong khi MSQ và JSS lại hướng đến áp dụng tại các nhóm nhân viên thuộc ngành dịch vụ (Spector, 1997). Với những lý do trên, mơ hình JDI được sử dụng làm nền tảng, đối tượng nghiên cứu của luận văn là 307 nhân viên kỹ thuật tại Công ty LD ĐH Cửu Long, điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất thang đo của JDI.

Dựa trên mơ hình nghiên cứu trên, tác giả thừa kế các yếu tố như: Lương, Phúc lợi, Thăng tiến, Giám sát, Đồng nghiệp, Bản chất công việc, Thăng tiến. Tác giả chỉ chọn lựa một số yếu tố trên vì cho rằng các biến cịn lại khơng đại diện cụ thể cho một yếu tố: Phần thưởng bất ngờ thuộc về phúc lợi, Quy trình vận hành thuộc về bản chất cơng việc hoặc giao tiếp thuộc về Đồng nghiệp hoặc cấp trên, bên

cạnh đó các yếu này chưa thể hiện cụ thể trong các khung lý thuyết tiêu biểu trước đó.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của mơ hình Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Như đã đề cập ở phần trước, nghiên cứu kế thừa thang đo JDI và đưa ra một số điều chỉnh phù hợp để đáp ứng những đặc điểm công việc thực tế của nhân viên kỹ thuật tại Công ty LD ĐH Cửu Long. Cụ thể:

Tác giả giữ nguyên tên hai biến “Bản chất công việc” và “Đồng nghiệp” từ thang đo JDI. Bên cạnh đó, tác giả thay đổi một số tên biến, bao gồm: Thứ nhất, biến “Sự giám sát của cấp trên” được đổi thành “Sự hỗ trợ của cấp trên” vì tại Cơng ty LD ĐH Cửu Long, do đặc tính làm việc theo nhóm nên cấp trên trực tiếp (nhóm trưởng) thường đồng hành cùng các thành viên trong nhóm trong các ca làm việc tại giàn, ngồi việc giám sát, cấp trên cịn có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên vừa để đảm bảo an tồn vừa để tăng hiệu quả cơng việc. Thứ hai, biến “Tiền lương” được đổi thành biến “Thu nhập” vì lý do hiện nay tại Cơng ty, ngồi khoản Lương được nhận, nhân viên kỹ thuật còn nhận được các khoản trợ cấp khác như cơng tác phí, trợ cấp tay nghề, trợ cấp thâm niên... Thứ ba, biến “Cơ hội thăng tiến” trong công việc được thay đổi thành “Đào tạo và phát triển”. Schmidth (2007) đã chỉ ra rằng “đào tạo” và “phát triển” chính là phương tiện giúp nhân viên có thể thăng tiến trong cơng việc, vì vậy, tác giả đổi tên biến nhằm mục đích giúp nhân viên có góc nhìn rộng và khách quan hơn trong đánh giá.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kỹ thuật tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w