2.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin tự nguyện
2.1.1. Khái niệm về công bố thông tin ra công chúng
Doanh nghiệp với vai trò là một chủ thể gắn liền và tồn tại trong mối quan hệ với xã hội, do đó hoạt động của doanh nghiệp ít nhiều cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Khi doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, chưa phải là cơng ty đại chúng, hoạt động của doanh nghiệp chỉ ảnh hưởng đến một số đối tượng trong xã hội như: người tiêu dùng, một số ít các cổ đơng hay chủ sở hữu của doanh nghiệp,… Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển lên, trở thành công ty đại chúng hay công ty niêm yết, hoạt động của doanh nghiệp nhận được sự quan tâm rất lớn bởi cộng đồng. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên liên quan, doanh nghiệp cần phải công bố thông tin ra công chúng. Trong các nghiên cứu trước, việc công bố thông tin ra công chúng được xem xét dưới rất nhiều góc độ khác nhau:
Luật chứng khốn Việt Nam (2019) dành hẳn chương VIII để quy định về công bố thơng tin, trong đó nêu rõ các đối tượng công bố thông tin, nguyên tắc công bố thông tin và yêu cầu về công bố thông tin đối với từng đối tượng, song không nêu khái niệm công bố thông tin là gì.
Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (2000) định nghĩa: "Công bố công khai (public
disclosure) đề cập đến hành động làm cho thông tin hoặc dữ liệu được sẵn sàng truy cập và sẵn có đối với tất cả các cá nhân và tổ chức quan tâm. Một số ví dụ về các hình thức khác nhau của cơng bố cơng khai là: tuyên bố bằng lời nói hoặc văn bản được công bố trên một diễn đàn công khai, trên phương tiện truyền thông hoặc công bố cho cơng chúng; xuất bản trong một bản tin chính thức, cơng báo, báo cáo, hoặc tài liệu độc lập; và thông tin được đăng trên một trang web".
Nguyễn Thuỳ Dương (2016) đã định nghĩa: Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khốn dưới góc độ xã hội “là việc cơng ty đại
chúng cung cấp rộng rãi các thơng tin tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến các mặt hoạt động của mình mà cơng chúng đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận được thơng tin đó”; và dưới góc độ pháp lý “là việc công ty tuân thủ các yêu cầu về chế độ báo cáo, công khai thông tin ra công chúng theo quy định pháp luật”.
Gibbins và cộng sự (1990) khi nghiên cứu về việc công bố thơng tin tài chính của doanh nghiệp lại định nghĩa “cơng bố thơng tin tài chính là việc cơng bố có chủ
đích thơng tin tài chính, bất kể dưới hình thức số liệu hay định tính, bắt buộc hay tự nguyện, thơng qua kênh chính thống hay khơng”.
Khái niệm cơng bố cơng khai đưa ra bởi IMF là khái niệm chung và rộng nhất, phù hợp để áp dụng với nhiều loại tổ chức kinh tế chính trị khác nhau. Khái niệm của Nguyễn Thuỳ Dương (2016) về việc công bố thông tin của cơng ty đại chúng dưới góc độ xã hội chỉ tập trung vào chủ thể công bố thông tin là các công ty đại chúng và đối tượng sử dụng thông tin là các nhà đầu tư. Khái niệm công bố thông tin của cơng ty đại chúng dưới góc độ pháp lý của Nguyễn Thuỳ Dương (2016) và cơng bố thơng tin tài chính của Gibbins và cộng sự (1990) thì chỉ tập trung vào một bộ phận thông tin công bố bởi doanh nghiệp, là thơng tin bắt buộc và thơng tin tài chính.
Dựa trên những khái niệm nói trên, để thể hiện khái niệm công bố thông tin ra công chúng một cách đầy đủ, phù hợp với đối tượng công bố thông tin là doanh nghiệp, tác giả định nghĩa:
Việc công bố thông tin ra công chúng là việc doanh nghiệp công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sao cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng thơng tin của doanh nghiệp đều có thể tiếp cận được một cách dễ dàng.
Trong nghiên cứu này, việc công bố thông tin ra công chúng của doanh nghiệp được gọi tắt là công bố thông tin của doanh nghiệp.