3. Quân đội Cao Đài (1946 – 1955)
3.3. Sự thành lập quân đội Cao Đài
Đến ngày 8 tháng 1 năm 1947 Phạm Công Tắc mới chủ trì lễ thành lập và cho ra mắt quân đội Cao Đài “ Ngày 8–1–Đinh Hợi (1947) chính thức làm lễ xuất quân. Quân kỳ 3 màu vàng, xanh, đỏ, trên góc bánh xe tiến hố. Trong dịp này, Đức Phạm HộPháp có nói rõ: “Ngày hơm nay, lá cờ của Chi Thế ra mặt với Đời, cùng cây Tư Hùng Kiếm, y theo lời hứa của Đức Chí Tơn lập cho nước Việt Nam một nền Quốc Đạo, cơ quan cứu sanh cho vạn loại. Vậy Quân Đội Cao Đài phải giữ gìn thanh gươm nghĩa hiệp, cờnhân nghĩa cho vững vàng”.”47
44Lê Minh Thành 1990, Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường, Nxb Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ ,tr.87
45Lê Thành Dân 1962, Lược SửQuân Đội Cao Đài Tự Vệ, Tòa Thánh Tây Ninh, tr.76
46Lê Thành Dân1962. Lược SửQuân Đội Cao Đài Tự Vệ, Tòa Thánh Tây Ninh, tr.76
Ban chỉ huy Cao Đài cấp bách tổ chức một bộ máy quân sự. Gồm có một BộTham Mưu và 9 Ban bộ.
BộTham Mưu:
Tổng Tư Lịnh: Trung Tướng Trần Quang Vinh.
Phó Tổng Tư Lịnh: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thành.
Tham mưu trưởng: Đại Tá Nguyễn Võ Bá.
Tham mưu thứtrưởng: Đại Tá Lê Thanh Tịng. 9 Ban bộ gồm có:
BộLưu Thủ& Lưu Động: do Đại Tá Nguyễn Thành Phương tổng chỉ huy, Trung Tá Lê Hoàng Cưu chỉ huy
Bộ Tác Chiến: Thiếu Tá Trình Minh Thế chỉ huy
Bộ Hiến Binh: Trung Tá Trần Ngọc Mỹ chỉ huy
Bộ Công Binh: Trung Tá Nguyễn Văn Tý chỉ huy
Bộ Tiếp Tế: Thiếu Tá Độ Văn Rảnh và Lê Quang Tư chỉ huy và phó chỉ huy
Bộ Y Tế: Thiếu Tá Nguyễn Xuân Quan chỉ huy
Bộ Tài Chánh: Thiếu Tá Phan Tấn Phát chỉ huy
BộThông Tin: Đại úy Đỗ Trọng Nhuần chỉ huy
Bộ Quốc Sư: nhiều người tham gia
Ngày 25-1-1947, các cấp chỉ huy bầu Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm Thượng Tôn Quản ThếQuân Đội Cao Đài, sau khi làm lễThượng Kỳ vào buổi sáng ngày mùng 8 tháng giêng 1947, về phía các cơ quan của quân đội:
“Văn phòng Tổng Tư Lịnh, Bộ Tham Mưu: mượn tạm nơi Giáo Tông Đường
Văn phịng Bộ Tiếp Tế: nhà sau Giáo Tơng Đường
Văn phòng Bộ Tác Chiến: xây cất tạm gần cửa số 7
Văn phòng Bộ Hiến Binh: cất trên khu đất trống phía sau Giáo Tơng Đường
Văn phịng BộThơng Tin: ngã tư Gốc Da
Văn phòng Bộ Y Tế và trại điều dưỡng: ngã tư lộBình Dương ra của số 4
Văn phịng Trường Huấn Luyện và Trại Khoá Sinh: đối diện Dưỡng Đường
Văn phịng BộCơng Binh: phía trước Báo Ân Từ
Văn phòng Ban Quân Lương: cất gần Trai Đường”48
Quân sốvà vũ khí: Tiểu đội: gồm 24 binh sĩ. Gồm 1 Tiểu đội trưởng, 1 Tiểu đội phó và 3 Phân đội trưởng. Súng thì có 1 Trung liên, 1 Tiểu liên, 17 súng trường, 1 cây súng Phóng lựu. Trung đội: gồm 72 binh sĩ. Gồm 1 Trung đội trưởng, 1 Trung đội phó, 3 Tiểu đội trưởng, 3 Tiểu đội phó, 9 Phân đội trưởng và 1 Thư ký. Súng thì có 1 Đại liên, 3 Trung liên, 3 Tiểu liên, 1 súng cối 60 ly, hoặc 1 Tromblon, 51 súng trường, vài quả lựu đạn. Đại đội gồm 216 binh sĩ. Gồm 1 Đại đội trưởng, 1 Đại đội phó, 3 Trung đội trưởng, 3 Trung đội phó, 9 Tiểu đội trưởng, 9 Tiểu đội phó, 27 Phân đội trưởng. Ngồi ra cịn có Thư ký và Liên lạc viên, v.v... Súng thì có 3 Đại liên, 9 Trung liên, 9 Tiểu liên, 3 súng cối 60 ly, 3 Tromblon, 153 súng trường, 5 súng 11/45. Quân hàm Quân Đội Cao Đài về hợp tác với Pháp nhưng muốn thoát ra khỏi sự chỉ huy của người Pháp. Các cấp chỉ huy vẫn giữ nguyên quyền chỉ huy. Sĩ quan Pháp không chỉ huy các đơn vị vũ trang Cao Đài. Quân Đội Cao Đài có mẫu văn bản riêng biệt, khơng giống văn bản trong quân đội Pháp và văn tựBan Hành Chánh Đạo. “ Quân hàm cũng không
giống quân đội Pháp, có nét riêng biệt về màu sắc và phẩm cấp. Ngoài quân hàm để phân biệt cấp bậc ra, tất cả từ tướng lĩnh tới quân sĩ đều phải mang một huy hiệu thống nhất dạng hình trái tim. Trong đó có ba màu Tam Thanh vàng xanh
đỏ. Có bánh xe tiến hố chín chia. Có cây Phất Chủ, cây Long Tu Phiến, và cây Thư Hùng Kiếm. Mỗi chiến sĩ luôn luôn mang trên ngực để nhắc nhở nhiệm vụ Thiêng Liêng của Quân Đội Cao Đài là phải làm theo lời dạy: Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng.”49
Trật tự kỹ cương Kỷ luật trong quân đội gồm có 5 chương, 63 điều. Một số điều để thấy được tính kỷ luật, tính nhân văn, và trách nhiệm vì dân vì nước của người lính Cao Đài:
Chương I-Điều 1: nói về ‘Căn bản của sự trật tự’:
Chương I-Điều 1-Phần 2: “Tất cả các cấp bậc trong quân đội, dù ở địa vị nào cũng phải đối đãi với kẻ dưới tay bằng nhân đạo, phải xứng đáng là người lãnh đạo của chúng nó.”50
Chương I-Điều 1-Phần 3: “Mỗi người trong Quân Đội đều có bổn phận duy nhất là gìn giữ kỷ luật chung, bảo vệ danh dự của tổ quốc, thực hiện sựđộc lập nước nhà và nêu cao tinh thần đạo đức để làm ngọn đèn dẫn lối cho sanh linh.”51
Chương I-Điều 3: nói về ‘Phuơng pháp chung để chỉ huy. Ảnh hưởng cá nhân của chỉ huy trong sự giáo hóa tinh thần’.
Chương I-Điều 3-Phần 2: “Người chỉ huy ln ln tìm cách giáo hóa hạ cấp mình bằng tình cảm, khêu gợi trí thơng minh của nó, khêu gợi chí anh hùng của nó vì nhân dân vì tổ quốc, vì đạo pháp v.v... là trách nhiệm Thiêng liêng của người chiến sĩ phải làm. Ngoài ra, người chỉ huy nên chú trọng đến sự sống nhỏ nhặt của hạ cấp, chia sớt khó nhọc, chia đau sớt buồn của chúng nó. Để cho chúng nó thấy rằng: “người anh lúc nào cũng lo cho chúng nó về mọi mặt thì chúng nó sẽ chết sống với mình mà lo nghĩa lớn.”52
49Lê Thành Dân. 1962, Lược SửQuân Đội Cao Đài Tự Vệ, Tòa Thánh Tây Ninh. tr.94
50Lê Thành Dân 1962, Lược SửQuân Đội Cao Đài Tự Vệ, Tòa Thánh Tây Ninh. tr.94
51 T Lê Thành Dân 1962, Lược SửQuân Đội Cao Đài Tự Vệ, Tịa Thánh Tây Ninh, tr.95
Chương II-Điều 26: Nói về‘Bổn phận quân nhân khi ra ngồi’: “Ln ln giữtác phong đúng đắn, ăn mặc trang hồng, nói năng lễ phép, không hách dịch, khơng làm trị hề cho quần chúng, không lảlơi ghẹo gái, không vừa đi vừ đọc sách báo, khơng say sưa la lết ngồi đường, làm mất danh thể chung cho quân đội.”53
Chương III-Điều 29 đến 48,: Nói về‘Sựthưởng và phạt’
Chương IV-Điều 49 đến 59: Nói về ‘Sự hoạt động và sự kiểm soát vùng chiếm đóng’ Sơ lược ý chính như sau: Qn sự là hậu thuẫn yểm trợ cho chánh trị. Nhưng riêng trước mắt Quân Đội Cao Đài là nhằm bảo vệ cho Đạo Pháp, nên vùng chiếm đóng quân phải lãnh một vai trò hết sức quan trọng là làm cho dân yên, dân vui và no ấm.
Chương V-Điều 60: Nói về‘Sự tổ chức đơn vị’
Chương V-Điều 61-63: Nói về‘Trách nhiệm và quyền hạn