Các hạn chế còn tồn tại trong quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 105)

- Nguồn ngân sách khác

Luan van thac si kinh te moi nhat

2.4.2. Các hạn chế còn tồn tại trong quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp

xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp

a) Hạn chế về bộ máy quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng từ NSNN trên địa bàn huyện Ea Súp

Số lượng cán bộ tham gia vào công tác quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm dẫn đến hiệu hiệu quả làm việc chưa cao. Một số cán bộ chuyên môn hiện làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo. Kỹ năng làm việc nhóm của các cán bộ tham gia công tác quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng chưa cao, hiệu quả làm việc nhóm

cịn thấp. Phối hợp của các phịng ban chun mơn và chủ đầu tư chưa thực sự tốt.

b) Hạn chế trong quá trình lập kế hoạch, giao, điều chỉnh kế hoạch vốn trong các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN:

Trong công tác lập kế hoạch bước đầu đã đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn một số các hạn chế sau:

+ Việc lập kế hoạch vốn đầu tư chưa bám sát các tiêu trí phân bổ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đôi lúc chưa thực hiện triệt để thứ tự ưu tiên: thanh toán nợ đọng, các dự án chuyển tiếp, các dự án mới dân sinh bức xúc.., chưa bám sát các quy định về thời gian thực hiện dự án, ví dụ, dự án nhóm C khơng q 3 năm, nhóm B khơng q 5 năm, nên xảy ra tình trạng một số dự án dở dang do thiếu vốn, nợ đọng xây dựng cơ bản còn kéo dài. Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng của huyện đôi lúc chưa đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng từ NSNN tuy đã có sự tập trung cho trọng tâm trọng điểm nhưng vẫn còn một số nội dung chưa được chú ý như cơ cấu đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phát triển sản xuất, dịch vụ,… chưa rõ nét.

+ Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN của huyện Ea Súp chưa đảm bảo tính tối ưu, thể hiện ở các điểm:

(1) Việc bố trí kế hoạch vốn chưa được Huyện thực hiện triệt để các nguyên tắc, các dự án được ghi kế hoạch vốn phải đảm bảo thủ tục theo quy định, nhưng thực tế có những dự án chưa đủ thủ tục đã ghi vốn;

(2) Công tác lập kế hoạch các dự án đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2020 của huyện khơng theo kịp được q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Là một huyện nằm nằm giáp biên giới với Campuchia và có tiềm năng phát triển về về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhưng cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế.

(3) Hàng năm huyện còn phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB nhiều lần, cho thấy công tác giao kế hoạch vốn đầu tư chưa thực sự bám sát thực tiễn đầu tư XDCB, xác định chưa chính xác nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện các dự án, khả năng giải ngân từng dự án.

(4) Chưa khai thác được nguồn vốn khác để kết hợp với nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Hiện nay nguồn vốn các dự án ĐTXD do huyện quản lý đơn thuần là vốn ngân sách nhà nước, không kết hợp được với nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng cơ bản, đáp ứng dịch vụ công. Điều này đã tạo nên gánh nặng cho ngân sách nhà nước, người dân khơng được hưởng đầy đủ các dịch vụ cơng. Ví dụ hiện nay, các cơng trình xây dựng trường học, chợ nơng thơn, cơng trình nước sạch hợp vệ sinh trên địa bàn các xã là chưa đảm bảo, các lĩnh vực này huyện có thể tiến hành đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư (PPP), để người dân được hưởng dịch vụ này.

c) Hạn chế trong công tác giải ngân, thanh toán vốn:

Cơng tác thanh tốn, giải ngân vốn của các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN trên địa bàn huyện được giao cho UBND các xã, thị trấn, các Ban quản lý dự án, Kho bạc nhà nước huyện thực hiện, cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu, nhưng vẫn cịn có các hạn chế sau:

+ Kế hoạch vốn được giao từ đầu năm, nhưng cơng tác thanh tốn vốn chủ yếu tập trung vào tháng 11, 12 của năm kế hoạch và tháng 1 của năm sau. Theo báo cáo của Kho bạc huyện Ea Súp, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư bình quân trong 3 tháng cuối năm thường chiếm khoảng 51%/tổng số vốn giải ngân trong năm. Việc giải ngân chậm trễ đã làm chậm vịng lưu thơng của nguồn tiền tệ, giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây áp lực cho Kho bạc nhà nước trong các tháng cuối năm.

+ Hàng năm giải ngân vốn đầu tư chưa hết vẫn cịn tình trạng kết dư

ngân sách, cho thấy cơng tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân chưa triệt để.

+ Số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chưa quyết tốn cịn nhiều. Số

tiền giảm trừ sau quyết tốn vẫn cịn chiếm tỷ lệ 1.5%-2% giá trị quyết toán, cho thấy khâu kiểm soát khối lượng trong nghiệm thu thanh toán chưa đạt u cầu, vẫn cịn tình trạng nghiệm thu, thanh tốn thừa khối lượng, khơng đúng so với thực tế.

+ Sự phối hợp giữa Kho bạc nhà nước huyện Ea Súp và các chủ đầu tư còn hạn chế. Trong giai đoạn 2016-2020 chưa tổ chức lớp tập huấn nào cho kế toán các ban quản lý và chủ đầu tư về cơng tác thanh tốn vốn đầu tư.

d) Hạn chế trong công tác giám sát quản lý vốn đầu tư:

Cơng tác kiểm sốt sử dụng vốn trong các dự án ĐTXD từ NSNN về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

+ Việc thực hiện giám sát chưa thường xun, cịn thụ động; một số ít dự án triển khai chậm dẫn đến tăng vốn, giảm hiệu quả nhưng chủ đầu tư không báo cáo, chỉ khi dự án cần phê duyệt điều chỉnh thì mới tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư và có báo cáo. Trong các báo cáo chậm tiến độ cũng chưa chỉ rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan để tiến độ thực hiện chậm trễ hoặc thực hiện dự án không phù hợp với nội dung khi quyết định đầu tư.

+ Trong một số dự án, huyện chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá dự án: trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư phát sinh những biến động của thị trường, các chính sách mới của Trung ương và Tỉnh đã phát sinh yếu tố làm tăng chi phí đầu tư, thay đổi nguồn vốn, kéo dài thời gian thực hiện, hiệu quả giảm cần được đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hoặc tìm kiếm các giải pháp xử lý hợp lý hơn. Vì vậy, khi dự án được quyết định điều chỉnh một cách thiếu căn cứ sẽ gây thiệt hại và lãng

phí.

+ Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng chưa tốt, vẫn mang tính hình thức nhiều, thành viên trong ban giám sát cộng đồng địa phương thường khơng có chun mơn về đầu tư XDCB nên không quản lý dự án được về mặt kỹ thuật, chủ yếu giám sát vật liệu đưa vào cơng trình.

+ Công tác giám sát đôi lúc đơi chỗ chưa triệt để vẫn cịn một số sai sót, chỉ khi có thanh tra, kiểm toán vào làm việc mới phát hiện ra.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w