Khái quát chung về tố tụng hình sự và thẩm quyền chủ thể trong tố

Một phần của tài liệu Quyền của bị cán, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 26)

trong tố tụng hình sự

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, quy trình của tớ tụng hình sự

gồm nhiều bước có trình tự để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay khơng, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự khơng và một số vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng:

+ Tố tụng hình sự là một quá trình tức là để giải quyết vấn đề này ít có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn.

+ Đây là một quá trình được thực hiện qua nhiều bước và các bước này có một trình tự nhất định được pháp luật quy định.

+ Đây là một quá trình xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể nào đó của một hay nhiều người. Cơ sở để xem xét, đánh giá hành vi là các quy định pháp luật.

+ Kết quả quá trình tố tụng hình sự là xác định một cá nhân hay nhiều

người có vi phạm hình sự hay khơng, nếu vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào.

=> Như vậy có thể hiểu: Tố tụng hình sự là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm xác định một hành vi (chuỗi hành vi) của cá nhân hoặc một nhóm người có vi phạm quy định của pháp luật hình sự hay khơng để có biện pháp xử lý phù hợp, kết thúc một vụ việc cụ thể.

1.2.1.2. Đặc điểm, quy trình của tô tụng hình sự

Theo Bùi Văn Lương (2006) [13, tr.7-8], Tố tụng hình sự có một số đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, đó là hoạt động mang tính cơng quyền. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục xác định tội phạm và áp dụng hình phạt. Nhà nước giao cho một số cơ quan và nhân viên của mình thực hiện các hành vi tố tụng.

Khi thực hiện, người có thẩm quyền nhân danh quyền lực cơng cộng và hoạt động của họ mang tính cưỡng chế đối với những người liên quan đến vụ án.

Thứ hai, đó là hoạt động mang tính giai cấp và tính xã hội cao. Trong mọi xã hội có giai cấp đều tồn tại tội phạm, đấu tranh phòng và chống tội phạm là trách nhiệm của Nhà nước. Tố tụng hình sự khơng chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà cịn bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng người đang tồn tại trong lòng xã hội thuộc phạm vi tác động của nó.

Thứ ba, tố tụng hình sự là sự thống nhất và nhất quán giữa các giai đoạn. Hoạt động của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, được pháp luật quy định chặt chẽ, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau.

Quy trình tố tụng hình sự được thực hiện qua các bước như được mô tả ở bảng sau: Bảng 1.1 Quy trình tố tụng hình sự STT Bước 1 Bước 2 Bước 3

STT

Bước 4

STT

Bước 5

Bước 6

STT

Bước 8

Bước 9

Bước 10

Nguồn: Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015

1.2.2. Thẩm quyền chủ thể tiến hành tố tụng hình sự

Vấn đề chủ thể có quyền giải quyết VAHS và chủ thể THTT được quy định tại BLTTHS [23] và được mô tả như sau:

* Các cơ quan tiến hành tơ tụng gồm có:

- Cơ quan điều tra:

+ Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

+ Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao.

+ Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

+ Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình. Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và điều tra theo quy định của pháp luật.

- Viện kiểm sát:

Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định vể chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đã xác định rõ: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Từ đó bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phẩn bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

 Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong các công tác: giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố tội phạm; giai

đoạn xét xử vụ án hình sự; điều tra một số loại tội phạm; hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

 Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:

+ Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

+ Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;

+ Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;

+ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;

+ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

+ Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

+ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;

+ Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.

- Toà án:

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Tồ án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tồ án có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

+ Xét xử các vụ án hình sự; xem xét đầy đủ, khách quan, tồn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân;

Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:

xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

+ Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

+ Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

+ Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

* Những người tiến hành tơ tụng gồm có:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ

điều tra;

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra

viên;

- Chánh án, Phó Chánh án Tồ án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa

án, Thẩm tra viên.

* Quyền hạn điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một sô hoạt động điều tra

- Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội

biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn: + Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; + Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

- Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 163 của BLTTHS năm 2015, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng

Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật này và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra do Bộ luật này quy định. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.

1.3. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong bảo đảm thực hiện quyền của bị can, bị cáo

Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: + Cơ quan điều tra;

+ Viện kiểm sát; + Toà án.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: Cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng ở trên trong việc bảo đảm thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là:

* Đối với bị can

Để bảo đảm quyền của bị can trong tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng cần:

+ Cung cấp lý do khởi tố cho bị can biết;

+ Thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị can để bị can nắm

rõ;

+ Cung cấp định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này để bị can biết;

+ Cho phép bị can đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; + Cho phép bị can trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; + Cho phép bị can đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

+ Cho phép bị can tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

+ Cho phép bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

+ Cho phép bị can khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

* Đối với bị cáo

Để bảo đảm quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng cần:

+ Cung cấp quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này để bị cáo hiểu;

+ Thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

+ Cho phép bị cáo đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

+ Cho phép bị cáo đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

+ Cho phép bị cáo trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

+ Cho phép bị cáo tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

+ Cho phép bị cáo trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

+ Đảm bảo quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự bị cáo hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tịa;

+ Cho phép bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghị án;

+ Cho phép bị cáo xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

+ Bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án của bị cáo;

+ Cho phép bị cáo khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

1.4. Các điều kiện bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụnghình sự hình sự

1.4.1. Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền của bị cán, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 26)