2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Ưu điểm của hệ thông pháp luật liên quan đến quyền bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự:
Quyền của bị can, bị cáo được thể hiện trước hết trong Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác.
BLTTHS năm 2015 đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và mở rộng quyền của bị can, bị cáo, đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai trong hoạt động xét xử.
Các quy định pháp luật trao quyền, để bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, pháp luật quy định về các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan
điều tra, viện kiểm sát và xét xử. Trong mỗi hệ thống cơ quan này, pháp luật có những quy định riêng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
Đối với hệ thống cơ quan xét xử có các nguyên tắc như nguyên tắc xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; xét xử kịp thời, công khai, cơng bằng; suy đốn vơ tội; nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm…
Để bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, pháp luật quy định về trách nhiệm của các chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia tố tụng. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, người bào chữa, người phiên dịch, người giám định, người làm chứng…
Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND thể hiện trong các quy định về chứng cứ và quá trình đánh giá chứng cứ, chứng minh trong TTHS, các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; thể hiện trong các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa. BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND năm 2014; quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng.
2.3.1.2 Ưu điểm của công tác bảo đảm quyền bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự tại huyện Cư Jút:
Các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Cư Jút đã nâng cao chất lượng công tác phối hợp liên ngành, giải quyết kịp thời, triệt để các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc; thực hiện xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của liên ngành tư pháp cấp tỉnh về những bất cập trong quá trình thực hiện tố tụng.
động của các cơ quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo quyền của bị can, bị cáo được thực hiện.
Cấp ủy, cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan tư pháp và một số cơ quan, đơn vị khác quan tâm đã có sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả; giúp đạt được những kết quả tích cực, nâng cao hiệu quả cơng tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo.
Trong quá trình kiểm sát, giám sát, nhiều sai phạm liên quan đến công tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo được phát hiện. Đây là những cơ sở, căn cứ quan trọng để cải thiện quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Khi phát hiện các sai phạm, dựa trên chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định, các cơ quan có thẩm quyền (Viện kiểm sát) đã có những kiến nghị và yêu cầu các cơ quan tố tụng khác khắc phục và sữa chữa những sai phạm, thiếu sót.
Trên cơ sở các sai phạm phát hiện được hoặc các kiến nghị khắc phục sai phạm của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Tòa án huyện đã nghiêm túc tiếp thu và khắc phục các sai phạm liên quan đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Cơng tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút có sự thay đổi tích cực theo thời gian, hoạt động kiểm sát được quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn, kèm theo đó các sai phạm được phát hiện và khắc phục nhiều hơn.
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế từ các quy định của pháp luật:
Một là, quy định pháp luật về chức năng của VKSND chưa rõ ràng, cụ
thể. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có chức năng thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để
kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt q trình giải quyết vụ án hình sự;….. Theo đó, VKSND kiểm sát hoạt động xét xử của Tịa án; nếu phát hiện Tịa án có vi phạm thì phải ban hành kháng nghị hoặc kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Điều đó cho thấy, ở một số phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự, Tịa án có vai “chi phối”, “định hướng” đến hoạt động tranh luận tại phiên tịa. Vì vậy, Hội đồng xét xử chưa thật sự vơ tư, cơng bằng trong việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án đang diễn ra tại phiên tịa, có thể làm ảnh hưởng một số quyền của bị cáo.
Hai là, hạn chế trong quy định về trách nhiệm của Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án trong việc xem xét quyết định hủy bỏ hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác tại Khoản 2 Điều 125 và Khoản 7 Điều 173, Điều 241, khoản 1 Điều 278 BLTTHS
Khoản 2 Điều 125 BLTTHS quy định:
“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy khơng cịn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác...”
Khoản 7 Điều 173 BLTTHS quy định:
“Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tô tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
“Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này...”
Khoản 1 Điều 278 BLTTHS quy định:
“Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tịa án quyết định…”
Quy định trên cịn mang tính thụ động, giao quyền quyết định cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà khơng có tính bắt buộc nên các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện. Ngồi ra, quy định “có quyền quyết định” cịn mang tính tuỳ nghi, dẫn tới việc thay thế biện pháp tạm giam qua biện pháp khác trong giai đoạn này dễ bị nghi ngờ có tiêu cực.
Các quy định về căn cứ áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam trong các giai đoạn tố tụng khơng rõ ràng, mang tính tuỳ nghi theo nhận định chủ quan của từng người vì thế nếu sau khi thay thế biện pháp tạm giam sang biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh, đặt tiền, mà bị can, bị cáo đó bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội mới, thì cán bộ đề xuất, cán bộ lãnh đạo ký quyết định thay thế biện pháp tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng có nguy cơ bị khởi tố bị can về tội “Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” quy định tại Điều 378 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất có thể đến 10 năm tù.
Ba là, quy định của BLTTHS năm 2015 về căn cứ áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo cịn mang tính tùy nghi, dễ bị ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và dễ bị tác động bởi các yếu tố khác, cụ thể:
+ Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 119 BLTTHS:
1. Tạm giam có thể áp dụng đơi với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đơi với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý
lịch của bị can;
c) Bỏ trôn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trơn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dôi, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, không chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tô giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Theo đó, có hai nội dung hạn chế trong Điều luật trên như sau:
Thứ nhất là quy định về căn cứ “có thể” để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Quy định trên mang tính tùy nghi, khơng quy định rõ được trường hợp nào cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với các bị can, bị cáo này. Điều này dẫn đến hệ quả: nếu người tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp tạm giam để bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội mới thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lại có nguy cơ bị xử lý về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu
đặc biệt nghiêm trọng thì phải áp dụng biện pháp tạm giam. Quy định này dễ bị lạm dụng hoặc dẫn tới lạm dụng tạm giam trong các giai đoạn tố tụng.
Thứ hai là quy định về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng nếu thuộc một trong các trường hợp: “có dấu hiệu bỏ trốn”, “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội”. Pháp luật hiện hành chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về các trường hợp bị can, bị cáo có các dấu hiệu về bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội. Điều này dẫn đến trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dễ bị tác động đến ý thức chủ quan nhận định đối với các bị can, bị cáo có tiền án, tiền sự sẽ tiếp tục phạm tội hoặc các bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhưng công việc không ổn định, phải thường xuyên di chuyển để kiếm việc làm sẽ bỏ trốn; từ đó dẫn đến việc lạm dụng tạm giam, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của bị can, bị cáo.
Bôn là, trong quan hệ tố tụng, nhiều quy định pháp luật vẫn coi trọng
địa vị pháp lý của những người tiến hành tố tụng trong khi vị trí, địa vị của người bào chữa chưa hoàn toàn được độc lập với các chủ thể khác.
Năm là, pháp luật hiện hành chưa có cơ chế bảo đảm sự độc lập cho
HĐXX nghị án. Một số vụ án, hoạt động nghị án của HĐXX bị can thiệp, làm trái quy định của pháp luật, ảnh hưởng, xâm hại đến quyền, lợi ích của bị cáo và các bên có liên quan.
2.3.2.2 Hạn chế trong hoạt động tô tụng hình sự liên quan đến quyền bị can, bị cáo tại huyện Cư Jút
- Công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát của các cơ quan tiến hành tố tụng, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện cịn một số hạn chế nhất định.
Tình hình vi phạm trong hoạt động tư pháp liên quan đến thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, xét xử và trong quá trình tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ Cơng an huyện vẫn cịn xảy ra; một số vi phạm mặc dù đã được Viện kiểm sát kiến nghị yêu cầu và khắc phục, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng tái phạm vào những năm sau.
Cơng tác giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện với công tác điều tra, xét xử, tạm giữ, tạm giam cịn ít, chưa được tiến hành thường xuyên. Các đoàn giám sát chưa độc lập, chủ động trong việc xác minh vụ việc. Kết quả cho thấy, việc giám sát của Ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên thông thường được tiến thông qua quy chế phối hợp với Viện kiểm sát, chỉ tiến hành tham gia giám sát và đưa ra đề xuất, kiến nghị của mình cùng các đợt cơng tác của cơ quan Viện kiểm sát. Điều này hạn chế tính độc lập và tính khách quan khi đánh giá cơng tác điều tra, truy tố, xét xử và tạm giữ, tạm giam có ảnh hưởng đến quyền của các bị can, bị cáo. Việc kiểm tra, theo dõi khắc phục vi phạm, thực hiện các kiến nghị chưa sao sát, nên ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác giám sát.
- Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng hình sự để thực hiện tốt và đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, tuy nhiên sự phối hợp này chưa “nhịp nhàng”, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vẫn cịn tình trạng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Nhà tạm giữ cung cấp thông tin chậm trễ hay không cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan để cùng phối hợp thực hiện các hoạt động trong quá trình tố tụng. - Một số quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút chưa được đảm bảo về mặt pháp luật như:
+ Trong một số trường hợp, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, những người tiến hành tố tụng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán huyện Cư Jút đơi khi cịn lạm dụng việc gia hạn thời hạn điều tra, truy tố, xét xử vụ
án; điều này làm kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh; hoặc một số trường hợp căn cứ tạm giam chưa đảm bảo nhưng cơ quan tiến hành tố tụng huyện lạm dụng việc tạm giam để phục vụ quá trình điều tra, truy tố, điều này đã làm tăng tỷ lệ tạm giam và ảnh hưởng đến các bị can, bị cáo.
+ Quá trình thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng trong một số trường hợp thiếu những chứng cứ quan trọng, từ đó làm các quyết định tố tụng đưa ra chưa công bằng, chưa đảm bảo, làm ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Nhà tạm giữ Công an huyện chưa đảm bảo
các quy định pháp luật hiện hành, ảnh hưởng đến quyền lợi trong quá trình sinh hoạt của bị can, bị cáo bị tạm giam.