4.1 Mẫu
Nhóm thu thập dữ liệu thơng qua google form nhóm tác giả đã thu về 240 kết quả khảo sát. Kích thước mẫu này đã được chứng minh đạt được độ tin cậy theo các quy tắc lấy mẫu (Tabachnick và Fidell, 2006). Sau khi xem xét và kiểm tra các phiếu một cách kĩ lưỡng nhóm đã loại bỏ 31 phiếu không hợp lệ và giữ lại 209 phiếu hợp lệ. Với số phiếu hợp lệ hiện tại thì có thể đem lại kết quả nghiên cứu đáng tin cậy
4.2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Thứ nhất, phân tích Cronbach’s Alpha, Người ta thường thấy độ tin cậy của các công cụ được sử dụng trong các mơ hình nghiên cứu khoa học giáo dục được xuất bản dưới dạng
thống kê được gọi là Cronbach’s alpha (Cronbach, 1951). Cronbach' s alpha đã được mô tả là 'một trong những thống kê quan trọng và phổ biến nhất trong nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng và sử dụng thử nghiệm' (Cortina, 1993, trang 98) đến mức độ mà việc sử dụng nó trong nghiên cứu với các phép đo nhiều mục được coi là thường xuyên (Schmitt, 1996, trang 350). Độ tin cậy của thang đo của các thành phần trong bài nghiên cứu mẫu được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha, giá trị của nó được yêu cầu phải lớn hơn 0,6 (Hair, Black, Babin, Anderson và Tatham, 2006) và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (Nunally và Burstein, 1994).
Nhóm đề xuất mơ hình hồi quy như sau: Mơ hình 1
ATT= a1PEU + b1PU + c1TRU + d1RIS
Trong đó: PEU: Nhận thức về việc dễ dàng sử dụng PU: Nhận thức về sự hữu dụng
TRU: Độ tin tưởng
RIS: Nhận thức về sự rủi ro ATT: Thái độ đối với dịch vụ Mơ hình 2
INT= a2PEU + b2ATT + c2CON
Trong đó: CON: Tính tiện nghi
INT: Ý định sử dụng
Trong bài nghiên cứu nhóm muốn khảo sát ở các ngành khác nhau thì sinh viên sử dụng ở mức độ như thế nào. Nhóm sẽ cho chạy dữ liệu để xem khối ngành nào tham gia nhiều nhất