Giá trị trung bình của biến phụ thuộc và biến độc lập

Một phần của tài liệu Thích nghi đa văn hóa của phi công và tiếp viên hàng không quốc tịch nước ngoài tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 69)

N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

CQ 343 3,86 0,785 PO 343 3,55 0,862 PD 343 3,80 0,925 PS 343 3,31 0,776 Y1 343 3,89 0,734 Y2 343 3,88 0,789 (Nguồn: Phần mềm SPSS 26.0, 2022)

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích EFA nêu trên, có 4 bốn nhân tố ảnh hưởng trong mơ hình bao gồm Thơng minh văn hóa, Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức, Sự phù hợp giữa nhu cầu của bản thân và chế độ đãi ngộ, Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên. Do đó, khả năng thích nghi đa văn hóa của PC và TVHK nước ngồi được tính dựa trên giá trị trung bình của bốn biến độc lập này và thêm hai biến phụ thuộc. Bảng 4.4 thể hiện giá trị trung bình của Thích nghi sinh hoạt và công việc là 3,89 trong khi giá trị trung bình của Thích nghi với điều kiện sống và tương tác là 3,88.

4.5. Ma trận tương quan giữa các biến

Trước khi phân tích hồi quy đa biến, hệ số tương quan Pearson sẽ được tính để đánh giá sự tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện tại Bảng P6.5, Phụ lục 6.

Với tất cả giá trị Sig. đều dưới 0,05, bảng kết quả thể hiện rằng tất cả biến độc lập đều có tương quan khá mạnh với hai biến phụ thuộc. Trong đó, biến CQ có tương quan mạnh nhất với r bằng 0,848 (Y1) và 0,718 (Y2) trong khi biến PO có tương quan yếu nhất với r bằng 0,310 (Y1) và 0,458 (Y2). Bên cạnh đó, chỉ số tương quan nhỏ giữa các biến độc lập cũng chỉ ra khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến là không lớn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ được kiểm tra chi tiết trong phần dị tìm các vi phạm giả định trong mơ hình.

4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính

4.6.1. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết của mơ hình

Do có sự thay đổi về số lượng cũng như thành phần các nhân tố ảnh hưởng cũng như nhân tố phụ thuộc sau khi tiến hành EFA, mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh theo Hình 4.1.

Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

(Nguồn: Tác giả điều chỉnh, 2022)

Theo đó, mơ hình nghiên cứu thích nghi đa văn hóa của PC và TVHK nước ngoài tại TCT HKVN được hình thành bởi 4 biến độc lập (Thơng minh văn hóa, Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức, Sự phù hợp giữa nhu cầu của bản thân và chế độ

đãi ngộ, Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên) và 2 biến phụ thuộc (Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc, Thích nghi với điều kiện sống và tương tác).

Sau khi điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu cũng cần được điều chỉnh. Bốn giả thuyết nghiên cứu mới bao gồm:

H1: Thơng minh văn hóa có tác động tích cực đến (a) thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc và (b) thích nghi với điều kiện sống và tương tác.

H2: Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức có tác động tích cực đến (a) thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc và (b) thích nghi với điều kiện sống và tương tác.

H3: Sự phù hợp giữa nhu cầu của bản thân và chế độ đãi ngộ có tác động tích cực đến (a) thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc và (b) thích nghi với điều kiện sống và tương tác.

H4: Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên có tác động tích cực đến (a) thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc và (b) thích nghi với điều kiện sống và tương tác.

4.6.2. Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy giúp xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh. Hệ số của từng biến được xác định dựa trên giá trị trung bình của từng nhân tố. Cụ thể, phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương trình hồi quy tuyến tính được viết như sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +...+ βpXpi + ei (4.1)

trong đó:

Xpi là giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sat thứ p; βk là hệ số hồi quy của biến độc lập thứ k;

ei là sai số ước lượng của phương trình.

Phương trình hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp “Nhập liệu” (Bảng P6.6 A-B, Phụ lục 6). Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS cho ra 02 phương trình hồi quy như sau:

Y1 = 0,708 * CQ + 0,033 * PO + 0,223 * PD + 0,025 * PS + e (4.2) và Y2 = 0,565 * CQ + 0,235 * PO + 0,083 * PD + 0,132 * PS + e (4.3) trong đó:

Y1 là Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc; Y2 là Thích nghi với điều kiện sống và tương tác; CQ là Trí thơng minh văn hóa;

PO là Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức;

PD là Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và yêu cầu công việc; PS là Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên;

e là sai số ước lượng của phương trình.

4.6.3. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cứu

Để đánh giá sự phù hợp của mơ hình, tác giả sử dụng một số công cụ như hệ số R2 hiệu chỉnh cùng với kiểm định F và T. Đầu tiên, hệ số R2 hiệu chỉnh của hai phương trình (4.2) và (4.3) lần lượt là 0,761 và 0,622, đều ở mức cao và chấp nhận được. Chỉ số R2 trong phương trình thứ nhất biểu thị rằng 4 biến độc lập CQ, PD, PO và PS giải thích được 76,1% độ biến thiên của dữ liệu và 23,9% được giải thích bởi các nhân tố khác. Tương tự, chỉ số R2 trong phương trình thứ hai biểu thị rằng 4 biến nói trên giải thích được 62,2% độ biến thiên của dữ liệu, còn 37,8% do các nhân tố khác giải thích (Bảng P6.6 A-B, Phụ lục 6). Những con số này cũng đồng thời biểu thị độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu.

Tuy rằng R2 hiệu chỉnh đạt giá trị cao nhưng để khẳng định độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu, tác giả phải tiến hành kiểm định F thông qua kiểm định ANOVA. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng giá trị Sig. của F tại cả hai phương trình đều bằng 0,000 < 1/1000. Điều này chứng tỏ giả thuyết H0: R2pop = 0 bị bác bỏ, nghĩa là có ít nhất

Cuối cùng, kiểm định T được tiến hành để đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu. Giả thuyết H0: βk =0 được đề xuất với mức ý nghĩa 5%. Bảng P6.6 A-B, Phụ lục 6 thể hiện rằng ở phương trình (4.2), giả thuyết H0 bị bác bỏ với β1 và β3 (vì giá trị Sig. của CQ và PD đều bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05). Tương tự, ở phương trình (4.3), giả thuyết H0 bị bác bỏ cho hệ số β1, β2 và β4 (vì giá trị Sig. của CQ, PO và PS cũng đều nhỏ hơn 0,05). Đồng thời, không đủ căn cứ để kết luận rằng PO và PS có tác động đến Y1, cũng như PD có tác động đến Y2 tại mức ý nghĩa 5%. Vì vậy, các biến này sẽ lần lượt bị loại bỏ khỏi các mơ hình nghiên cứu về Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc cũng như Thích nghi với điều kiện sống và tương tác. Mặt khác, ở cả hai phương trình, các biến độc lập đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.

4.6.4. Phân tích hồi quy đa biến sau khi đã loại các biến không phù hợp

Sau khi đã loại bỏ các biến khơng phù hợp, phương trình hồi quy mới đối với Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc cũng như Thích nghi với điều kiện sống và tương tác lần lượt là:

Y1 = 0,713 * CQ + 0,246 * PD + e (4.4) và Y2 = 0,603 * CQ + 0,267 * PO + 0,133 * PS + e (4.5)

Ở lần phân tích này, giá trị R2 hiệu chỉnh của cả hai phương trình đều vẫn đạt giá trị cao (0,760 và 0,619). Giá trị Sig. của các kiểm định F đều nhỏ hơn 1/1000 nên giả thuyết R2pop=0 bị bác bỏ, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến

biến phụ thuộc. Theo đó, cả hai phương trình (4.4) và (4.5) đều phù hợp tại mức ý nghĩa 5% (Bảng P6.7 A-B, Phụ lục 6).

4.7. Dị tìm các vi phạm giả định trong mơ hình

Để đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ của mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành các kiểm định nhằm dị tìm các vi phạm giả định trong mơ hình.

Thứ nhất, dữ liệu trong ma trận tương quan thể hiện rằng tồn tại mối liên kết

mạnh giữa các biến độc lập trong mơ hình, nghĩa là có thể xảy ra đa cộng tuyến. Để kiểm định cụ thể hơn vấn đề này, dung sai và chỉ số VIF được áp dụng.

Liên quan đến phương trình (4.4) (Bảng P6.7 A-B, Phụ lục 6). Giá trị dung sai rất cao ở cả hai biến độc lập (0,700). Về mặt lý thuyết, khi dung sai bé, khả năng xảy ra đa cộng tuyến sẽ cao. Trong trường hợp này, có thể đưa ra kết luận ban đầu là khơng tồn tại đa cộng tuyến trong mơ hình vì dung sai khá lớn. Thêm vào đó, tác giả dựa chủ yếu vào chỉ số VIF. Theo Trọng & Ngọc (2014), khi VIF bé hơn 2,0 thì sẽ khơng tồn tại đa cộng tuyến trong mơ hình. Thực tế, chỉ số VIF trong mơ hình này ở cả hai biến độc lập là 1,429 < 2,000 nên có thể kết luận mơ hình khơng vi phạm đa cộng tuyến.

Tương tự, ở phương trình (4.5), dung sai dao động từ 0,689 đến 0,819 nên bước đầu có thể kết luận không vi phạm đa cộng tuyến. Hơn nữa, chỉ số VIF dao động từ 1,221 đến 1,451 đều nhỏ hơn 2 nên có thể kết luận mơ hình thứ 2 cũng khơng vi phạm đa cộng tuyến.

Thứ hai, kiểm định phần dư có phân phối chuẩn được tiến hành. Trong phần

này, “giá trị tuyệt đối phần dư chuẩn hóa” được tính dựa trên giá trị tuyệt đối phần dư chuẩn hóa của các biến độc lập, sau đó tác giả sử dụng thống kê mơ tả để tìm ra Giá trị trung bình và Độ lệch chuẩn của “trị tuyệt đối phần dư chuẩn hóa”. Theo Trọng & Ngọc (2014), khi phần dư chuẩn hóa có giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 thì phần dư sẽ có phân phối chuẩn và giả định khơng bị vi phạm. Thêm vào đó, biểu đồ sẽ biểu thị phần dư chuẩn hóa để chứng minh sự thuyết phục của kiểm định này.

Đối với mơ hình Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc, phần dư chuẩn hóa có giá trị trung bình gần bằng 0 (5,65E-15) và độ lệch chuẩn là 0,997 gần bằng 1 nên có thể kết luận phân phối phần dư là phân phối chuẩn, giả định không bị vi phạm (Biểu đồ 4.4).

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa của mơ hình Thích nghi trong sinh hoạt và công việc

(Nguồn: Phần mềm SPSS 26.0, 2022)

Tương tự, ở mơ hình Thích nghi đối với điều kiện sống và tương tác, phần dư chuẩn hóa có giá trị trung bình gần bằng 0 (3,86E-15) và độ lệch chuẩn là 0,996 gần bằng 1 nên có thể kết luận phân phối phần dư là phân phối chuẩn, giả định không bị vi phạm (Biểu đồ 4.5).

Biểu đồ 4.5. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

của mơ hình Thích nghi đối với điều kiện sống và tương tác

Tóm lại, cả hai phương trình (4.4) và (4.5) đều không vi phạm các giả định hồi quy tuyến tính tại mức ý nghĩa 5%. Theo đó, hai phương trình được cơng nhận là phù hợp để kiểm định các giả thuyết cũng như phục vụ cho các thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị ở chương cuối.

4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 4.8.1. Mơ hình nghiên cứu về Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc 4.8.1. Mơ hình nghiên cứu về Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc

Phương trình (4.4) thể hiện mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng Thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc của các PC và TVHK nước ngoài tại TCT HKVN. Phương trình chỉ ra rằng có hai nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến khả năng thích nghi này, đó là Thơng minh văn hóa (1) và Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và yêu cầu công việc (2). Cụ thể, trong hai nhân tố, Thơng minh văn hóa có tác động lớn hơn đến khả năng thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc của các PC và TVHK nước ngoài tại VNA. Về mức độ tác động, các hệ số đi với biến CQ và biến PD thể hiện rằng: Khi các yếu tố khác khơng thay đổi, nếu thơng minh văn hóa tăng lên 1 đơn vị thì khả năng thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc sẽ tăng lên 0,713 đơn vị; và nếu Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và yêu cầu công việc tăng lên 1 đơn vị thì khả năng thích nghi này chỉ tăng lên 0,246 đơn vị. Từ các con số này, có thể nhận xét rằng mức độ tác động đến khả năng thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc của biến CQ lớn gần gấp 3 lần mức độ tác động của biến PD.

Liên quan đến các giả thuyết nghiên cứu hiệu chỉnh. Các giả thuyết H1a và H3a được chấp thuận với mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, Thơng minh văn hóa và Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và yêu cầu công việc có tác động tích cực đến khả năng thích nghi trong sinh hoạt và cơng việc của các PC và TVHK nước ngồi tại VNA. Thêm vào đó, ảnh hưởng của Thơng minh văn hóa có thể được phân tích sâu bằng hai nhân tố Chiến thuật thơng minh văn hóa và Động lực thơng minh văn hóa vì biến CQ là kết hợp của hai biến CS và CM sau khi tiến hành phân tích EFA.

4.8.2. Mơ hình nghiên cứu về Thích nghi với điều kiện sống và tương tác

Ở mơ hình nghiên cứu thứ hai, phương trình (4.5) chỉ ra rằng khả năng thích nghi với điều kiện sống và tương tác chịu tác động của ba nhân tố, bao gồm Thơng minh văn hóa (1), Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức (2) và Sự phù hợp giữa bản

thân và cấp trên (3). Cụ thể, tương tự như mơ hình trước, với hệ số beta chuẩn hóa 0,603, Thơng minh văn hóa vẫn là nhân tố có tác động tích cực với cường độ mạnh nhất đến khả năng thích nghi điều kiện sống và tương tác của PC và TVHK nước ngoài tại VNA. Mức ảnh hưởng này giảm dần theo thứ tự các nhân tố Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức (0,267) và Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên (0,133). Điều này có nghĩa là: Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu Thơng minh văn hóa, Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức, Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên tăng lên 1 đơn vị thì khả năng thích nghi với điều kiện sống và tương tác của PC và TVHK nước ngoài tại VNA lần lượt tăng lên 0,603; 0,267 và 0,133 đơn vị. Ngược lại, Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và u cầu cơng việc khơng có ảnh hưởng gì đến khía cạnh thích nghi này của đối tượng nghiên cứu, vì vậy, nhân tố này bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu thứ hai.

Bảng 4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu hiệu chỉnh với mức ý nghĩa 5%

Giả thuyết Kết luận

H1a: Thông minh văn hóa có tác động tích cực đến thích nghi trong sinh hoạt và công việc.

Chấp nhận H1b: Thơng minh văn hóa có tác động tích cực đến thích

nghi với điều kiện sống và tương tác.

Chấp nhận H2a: Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức có tác động tích

cực đến thích nghi trong sinh hoạt và công việc.

Bác bỏ H2b: Sự phù hợp giữa bản thân và tổ chức có tác động tích

cực đến thích nghi với điều kiện sống và tương tác.

Chấp nhận H3a: Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và yêu cầu

cơng việc có tác động tích cực đến thích nghi trong sinh hoạt và công việc.

Chấp nhận

H3b: Sự phù hợp giữa khả năng của bản thân và yêu cầu cơng việc có tác động tích cực đến thích nghi với điều kiện sống và tương tác.

Bác bỏ

H4a: Sự phù hợp giữa bản thân và cấp trên có tác động tích cực đến thích nghi trong sinh hoạt và công việc.

Một phần của tài liệu Thích nghi đa văn hóa của phi công và tiếp viên hàng không quốc tịch nước ngoài tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 69)