Nghĩa phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tếxã hộ

Một phần của tài liệu Đề cương môn triết học (Trang 32 - 34)

Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân là lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội. Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung. Vì vậy, khơng thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất xã hội với cốt lõi là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.

Thứ hai, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc nữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động. Các phương tiện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trị là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau.

Vì vậy, để giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến lành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học,…) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội. V.I. Lênin từng nhấn mạnh rằng: “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển khơng ngừng (chứ khơng phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó”.

Những giá trị khoa học trên đây của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại, lịch sử các cộng đồng người, nó khơng thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. V.I. Lênin từng dạy rằng: lý luận đó “khơng bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp... “duy nhất khoa học” để giải thích lịch sử”.

Vận dụng lý luận hình thái kinh tế-xã hội trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay

Trên con đường đi tới CNXH, Việt Nam chưa trải qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Việt Nam đang qua độ gián tiếp lên CNXH. Sự phát triển rút ngắn này chỉ là bỏ qua chế độ người bóc lột người của CNTB mà khơng thể bỏ qua lơgic nội tại về kinh tế của nó. Sự phát triển rút ngắn này không thể bỏ qua việc tranh thủ sự giao lưu, hợp tác quốc tế để thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang đặt ra những thách thức và tạo ra những thuận lợi đáng kể cho sự phát triển của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch và vững mạnh, chúng ta tin tưởng rằng con đường quá độ rút ngắn lên CNXH không kinh qua phát triển TBCN ở Việt Nam là hợp quy luật và có khả năng thực hiện được. Dĩ nhiên, quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam là chưa có tiền lệ trong lịch sử. Vì vậy, sự nghiệp cách mạng này địi

hỏi rất cao sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phải có trình độ, năng lực ngang tầm. Đồng thời đòi hỏi sự quyết tâm và nổ lực lớn, cao nhất của toàn dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Phân tích quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất của con người

Theo C. Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội”.

Phân tích nội dung chính của quan điểm trên

Quan niệm của C. Mác về bản chất của con người đã khắc phục được hạn chế nào của quan niệm duy vật siêu hình vể bản chất của con người và đem lại quan niệm mới nào? - Con người luôn luôn là cụ thể xác định trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.

- Con người tạo ra nhưng giá trị vật chất tinh thần để tồn tại phát triển cả thể lực tư duy trí tuệ bằng hoạt động thực tiễn của mình.

- Con người chỉ bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình trong tồn bộ các mối quan hệ xã hội (quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ thời đại, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, quan hệ xã hơi...

Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật lịch sử về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người cịn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con ngưòi là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách “người”, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Với quan niệm đó có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hịa của các quan hệ xã hội”, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,...

Một phần của tài liệu Đề cương môn triết học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)