Lý thuyết về Kiến trúc cảnh quan, về thiết kế đơ thị, về quy hoạch phát triển bền vững, di tích văn hố của làng Phùng Khoang.
Cơng trình cơng cộng là một trong hai thể loại lớn, của cơng trình dân dụngđể phục vụ cho nhu cầu dân sinh như: nhà công cộng (cơng sở, bệnh viện, trường học, văn hóa (bảo tàng, nhà hát), nhà thi đấu thể thao, dịch vụ tài chính (ngân hàng), thương mại (siêu thị), bảo hiểm, dịch vụ lưu trú ngắn (khách sạn, ký túc xá)), cơng trình hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, cầu, cống, kênh, cảng, nhà ga, sân bay), không gian công cộng (quảng trường, cơng viên, bãi biển), cơng trình dịch vụ cơng ích (mạng cấp điện, cấp thốt nước, mạng viễn thơng, thủy điện, thủy lợi (đê, đập))..., của toàn bộ cộng đồng dân cư (xã hội).
Không gian công cộng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều
người. Có hai thể loại khơng gian cơng cộng chính:
2. Khơng gian "phi vật thể". Ví dụ: các diễn đàn trên Internet, các trang blog, các trang mạng xã hội hay các cuộc đối thoại tranh luận trực tuyến ...
Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn
hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau.
Trong không gian công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, lại vừa là người tham gia các hoạt động chung. Hình thức hay hoạt động của mỗi người trong không gian công cộng thường gây ảnh hưởng tới những người khác, vì thế, khơng gian cơng cộng được coi là nơi diễn ra các xung đột xã hội cũng như là nơi của các hòa giải xã hội giữa các tổ chức cá nhân.
Chợ là môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp.
Chợ đầu mối là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ
các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh doanh.
Phạm vi chợ là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ bao gồm diện
tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác), sân vườn và đường nội bộ của chợ.
Hộ kinh doanh là cá nhân hay đơn vị có đăng ký điểm kinh doanh tại chợ. Ki ốt bán hàng là tên gọi chung cho cơng trình kiến trúc nhỏ, là cơng trình độc
lập hoặc là một gian trong một dãy nhà hoặc là một không gian được phân định trong không gian của nhà chợ chính, cịn gọi là qn bán hàng, điểm kinh doanh của chủ hàng.
Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một
mơi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế
hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có
và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau:
(1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm sốt các mối quan hệ cá nhân;
(2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể;
(3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ;
Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngồi ra cịn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại khơng phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như kà một hằng số văn hóa.
Tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú
trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn, là nơi thực hiện dân chủ trực triếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cấp trên giao.
Không gian là phạm vi khơng giới hạn trong đó vật thể và sự kiện có khoảng
cách và vị trí tương đối.
Khơng gian xanh là phần diện tích được phủ xanh bằng cây cỏ trên mặt đất. Tất
cả các diện tích từ lớn đến nhỏ (vài mét vng) đều được tính vào diện tích khơng gian xanh
Kiến trúc xanh là kiến trúc được tạo dựng nên bởi những vật liệu thân thiện với
mơi trường; hài hịa, khơng phá vỡ cảnh quan xung quanh; gắn bó con người với thiên nhiên; không làm ô nhiễm môi trường sống và tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng… 5 tiêu chí của kiến trúc xanh Việt Nam:
1. Địa điểm bền vững: Tạo lập cảnh quan hài hòa, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa cơng trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh; khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho mơi trương sống của con người.
2. Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả: Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, vật liệu…
3. Chất lượng môi trường trong nhà: Tạo được mơi trường trong nhà có chất lượng, bảo đảm an tồn, vệ sinh và tiện nghi, sử dụng hiệu quả cơng trình.
4. Kiến trúc tiên tiến, bản sắc: Hướng tới nền kiến trúc hiện đại, gắn với kế thừa các giá trị truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam.
5. Tính xã hội - nhân văn và bền vững: Phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ, ni dưỡng mơi trường xã hội - nhân văn ổn định, bền vững.
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường
phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.