Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố Hà Nội: giảm mật độ phương tiện tham gia giao thơng; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng; xây tường cao chắn tiếng ồn giữa khu dân cư và đường giao thông; tuyên truyền ý thức cho người tham gia giao thơng (hạn chế bấm cịi, khơng dùng cịi hơi,...) và các hoạt động sinh hoạt có sử dụng âm thanh (mở loa, máy
nghe nhạc; hát karaoke,…) với cường độ phù hợp. Hình 8.17. Sử dụng xe buýt điện
Em có biết?
Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn – vị vua khai sáng Kinh đô Thăng Long đã dựa vào hình thế tự nhiên của mảnh đất “bốn phương hội tụ” với sông Hồng, sông Tô Lịch, Kim Ngưu mà dựng thành trong sông, thành đắp bằng đất, lấy sông làm hào luỹ, vừa để phòng vệ, vừa ngăn lũ lụt. Tư duy sống hài hồ cùng thiên nhiên của nhà Lý cịn để lại nhiều dấu ấn với đất kinh kì. Tương truyền, các đời vua Lý đã ra luật định, buộc triều thần mỗi người phải trồng một cây hoè trên con đường từ cửa Đơng của Hồng thành ra đến bến Đơng Bộ Đầu, người ta gọi con đường này là Hoè Nhai. Sang thời Trần, phía tây kinh thành là nơi tập trung nhiều dinh, phủ của hồng thân, quốc thích. Họ trồng những rặng liễu thướt tha ven con đường đi về phía tây và cái tên Liễu Giai cũng xuất hiện từ đấy.
Là thành phố của những dịng sơng, nhiều ao hồ, không gian cây xanh phong phú, Hà Nội có điều kiện tự nhiên lí tưởng để xây dựng một thành phố sinh thái – thành phố xanh. Ý tưởng về một đô thị hài hồ cùng thiên nhiên đã hình thành cùng lịch sử Thăng Long – Hà Nội và Hà Nội đã từng là thành phố xanh. Thành phố hôm nay sẽ ngày càng xanh hơn cùng tư duy xanh, lối sống xanh và những đô thị xanh.
Theo Báo Hà Nội mới 21/02/2021 Cùng bạn bè lập kế hoạch trồng cây xanh tại nơi em sống để góp phần xây dựng “Thành phố xanh”.
Luyện tập