Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 ôn thi GHKII (p2) tràng giang huy cận (Trang 34)

Chiếc cầu, con đị bắc nối đơi bờ là biểu hiện sự giao nối của con người với cuộc sống, thường gợi về sự tấp nập gần gũi và gợi nhớ quê hương:

“Chiếc cầu đám cưới đi qua” (Nguyễn Cảnh Trà)

“Chiếc cầu là đêm trăng ta hò hẹn”; “Quê hương là cầu tre nhỏ”; “Quê hương là con đồ nhỏ”… là sự sống. Nhưng ở đây “không một chuyến đị” lạc qua, khơng một chiếc cầu bắc nối đôi bờ, nghĩa là tuyệt nhiên không một dấu vết của sự sống hay một cái gì đó gợi về tình người, lịng nước muốn gặp gỡ lại qua đôi bờ hoang vắng. Hai bờ sơng cứ thế chảy dài về phía chân trời xa như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp nhau, không chút niềm thân mật của những tâm hồn đồng điệu. Cảnh “Tràng giang” chỉ còn “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Câu thơ vẽ lên được một bức tranh thật đẹp nhưng tĩnh lặng, buồn đến nao lịng.

Bốn câu thơ, bốn hình ảnh, tất cả đều buồn. Mỗi hình ảnh mang một nỗi buồn riêng. Chúng liên kết với nhau tạo thành một bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, vô định của kiếp người trong xã hội cũ. Về nghệ thuật, ở khổ thơ này tác giả sử dụng thủ pháp quen thuộc của nghệ thuật cổ điển: lấy khơng để nói có, nhắc nhiều đến cái khơng, làm cho ta càng thiết tha khát khao cuộc sống ấm cúng đông vui của con người.

1. Khổ 4

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”

Huy Cận là một nhà thơ lãng mạn ln ln có nỗi lòng khắc khoải nhớ quê hương và một cảm giác cơ đơn khi một mình đứng trước cái vơ cùng của vũ trụ. Nỗi niềm ấy của “một linh hồn nhỏ, mang mang thiên cổ sầu” được diễn tả khá thấm thía và cảm động trong khổ thơ cuối của bài “Tràng giang” - một bài thơ không chỉ nổi tiếng của Huy Cận mà còn là cả phong trào thơ Mới, sáng tác năm 1939, in trong tập “Lửa thiêng” - 1940:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 ôn thi GHKII (p2) tràng giang huy cận (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)