TÔN NGỌC MINH QUÂN 27
lên tới cái Tuyệt đích, Vơ cùng, cấu trúc nên khơng gian khối hộp, mà hạt nhân trung tâm là cái Tơi trữ tình luôn khát khao chiếm lĩnh, bao trọn.
Bài thơ “được sơng Hồng gợi tứ”[15]. Vậy thì chí ít, dịng sơng trên trang thơ Huy Cận sẽ có dáng hình của sơng trên bất cứ mảnh đất nào của nước ta, chứ không nhất thiết phải là sông Hồng. Thế nên, Huy Cận định danh cho không gian ấy là Tràng giang. Cái tên đẩy nhẹ cánh cửa ngôn từ, hé mở một khơng gian có gì như cổ kính, trang trọng lắm. Điệp âm “ang” giao thoa về ngữ âm, tạo hình trong trí tưởng tượng người đọc về một dịng sống dài vơ tận, rộng mênh mang. Dòng tràng giang đã được cảm nhận từ hai thước đo: thước đo địa lí và thước đo lịch sử. Tràng giang khơng chỉ vơ thủy vơ chung dưới góc nhìn của địa lí mà trầm tích trong dịng chảy ấy là bề dày lịch sử – văn hóa. Có một dịng sơng chảy song hành cùng dòng chảy miên viễn của thời gian vũ trụ, khởi nguyên từ thượng nguồn quá khứ, lặng lờ trong thực tại và miên man tới tận tương lai vô cực. Một sự bề thế đáng tự hào của dịng sơng đất nước, quê hương mình!
Trong bài thơ, Huy Cận cứ nhắc mãi về cái ấn tượng “trời rộng”, “sông dài” từ lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đến tận câu thơ cuối khổ thứ hai: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Không gian được mở ra ở tầm thấp lẫn tầm cao: trên là “trời rộng” thênh thang, dưới là “dòng dài” miệt mài chảy trôi, kéo mãi tới tận chân trời. Ấn tượng về sự “rộng” “dài” của không gian được tấu lên từ dịng thơ đầu của khổ thứ nhất: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Sóng trên mặt sơng chỉ “gơn”, chỉ lăn tăn, miên man không dứt khiến dịng sơng mềm như một dải lụa, uốn nhẹ thân mình trong gió chiều miên man. Từ láy “điệp điệp” trước nhất miêu tả động thái của từng lớp sóng sơng. Từng con sóng nhỏ nối đi nhau, kéo nhau hết lớp nọ đến lớp kia đưa nhau đến tận cùng khoảng giới hạn của đường chân trời xa xăm. Nói là giới hạn, chứ biết đường chân trời chẳng qua chỉ là cái giới hạn tương đối mà con người tự huyễn hoặc để thỏa mãn nhu cầu chiếm lính vũ trụ của mình. Khơng gian thơ được mở ra tới vô cùng.
Khi đã hình dung cái Tuyệt đích của khơng gian Tràng giang ở bề “rộng” “dài”, Huy Cận đẩy khơng gian bằng chiều kích thứ ba và thứ tư – chiều cao và chiều sâu. Một không bốn chiều được xác lập cũng là khi sự vơ biên, tính chất vũ trụ của Tràng giangvững chãi ở chiếc ngai vàng Tuyệt đích:
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sơng dài, trời rộng, bến cơ liêu.”
Phê bình hai câu thơ này, PGS.TS Chu Văn Sơn đã thể hiện được khả năng thẩm bình tuyệt hay, tuyệt khéo của mình: “Câu trên là sự vơ biên được mở về chiều cao. Câu dưới là sự vô biên về cả bề rộng và chiều dài. Có một khoảng khơng gian đang giãn nở ra trong cụm từ “nắng xuống trời lên”. Hai động từ ngược hướng “lên” và “xuống” đem lại một cảm giác chuyển động rất rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó. Và nó được hồn tất bởi cụm từ “sâu chót vót”.” Trong lời bình của PGS.TS Chu Văn Sơn, ơng đã diễn lại bằng văn xi cái ý tưởng cấu trúc hình ảnh thơ của Huy Cận. Huy Cận đã tưởng tượng nắng như một cây sào có khả năng giãn nở hai đầu. Một đầu soi chiếu, đâm vào lịng sơng, đầu kia chống trời lên cao vút. Nắng trở thành một thực thể nhị chức năng, mở rộng không gian ra ở chiều sâu và tầm cao. Sự đẩy căng biên độ không gian tạo nên một hiệu ứng cộng hưởng bất ngờ “sâu chót vót”. Trước nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một sáng tạo về chữ nghĩa của Huy Cận. Tơi nghĩ khơng hẳn. Đó chẳng qua là sự ngơn từ hóa một cảm nhận lưỡng diện tính về một hiện tượng trong hiện thực khách quan mà thôi. Tôi đánh giá rất cao nhà thơ Huy Cận ở phương diện, còn phương diên sáng tạo chữ nghĩa có lẽ cần có thời gian thẩm định thêm (!?)
Để rồi đến câu thơ: “Mênh mông không một chuyến đô ngang”. Căn cước để xác định rạch rịi giữa các chiều kích bị xóa mờ; để rồi, ấn tượng đó gói lại trong một từ láy “mênh mơng”. Chỉ thế thơi cũng đủ để nói về cái Tuyệt đích, Vơ cùng của khơng gian Tràng giang.
b. Không gian Tràng giang không chỉ rộng dài, cao sâu tuyệt đối, vô cùng mà qua những bộ mã ngôn từ mà Huy Cận đưa đến độc giả, ta còn nhận ra một Tràng giang hoang vu, vắng lặng cũng vô cùng, tuyệt đối. Tràng giang chính vì đã vững chãi trên ngai vàng Tuyệt đích, thế nên chẳng khác nào một không gian rơi vào quên lãng, cách li hoàn toàn với sự sống của con người. Có thuyền trên sơng nhưng “thuyền xi mái” chẳng bàn tay người chèo lái, dẫn đưa; có làng nhưng tiếng làng xa ngái như có như khơng, có chợ nhưng chợ chiều đã tắt tiếng người; rồi khơng đị, khơng cầu. Chỉ có riêng một cái Tơi lằng lặng cùng sóng nước, càng khát khao tình đời, tình người, càng cố nương theo ngọn “gió đìu hiu” đi tìm hơi thở cuộc sống thì càng thật vọng, ê chề. Khơng gian cồn nhỏ “lơ thơ” giữa sóng nước là sự thu nhỏ
TÔN NGỌC MINH QUÂN 28
của Tràng giang giữa biển đời. Một không gian chơi vơi, và như bị quên lãng, không ai nhắc tên, không ai nhớ đến.
c. Lí giải khơng gian nghệ thuật của Tràng giang như là tiêu biểu cho khung cảnh thiên nhiên quê hương, đất nước dẫn ta tới vẻ đẹp trù phú của một vùng trên lãnh thổ nước nhà, và giúp ta cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào của Huy Cận đối với cảnh sắc q hương. Chính tình u, niềm tự hào ấy khiến: “Thơ viết về thiên nhiên đất nước là một sở trường, một điểm mạnh của Huy Cận”[16]. Nhưng từ góc nhìn của Mỹ học Thơ mới, khơng gian sông nước của Tràng giang xứng đáng được coi là biểu hiện của cái Tuyệt đích, cái Vơ cùng, cái Cao Siêu. Sau này, nghệ thuật là cái Tuyệt đích, cái Vô cùng, cái Cao siêu trở thành quan niệm nghệ thuật, quan điểm mỹ học có tính chất tơng chỉ của nhóm Xn Thu và Dạ Đài. Nhưng vì đi quá xa và cực đoan hóa về mặt quan niệm – tư tưởng, vậy nên, nhóm Xn Thu vơ tình đã khiến văn nghệ bị phủ lấp bởi một màn sương bí ảo, li gián hiện thực. Nghệ thuật mà Xuân Thu đề cao thuần túy nảy sinh, tồn tại rồi cũng tự phục vụ (tức tự cung tự cấp) trong cõi vơ thức, tâm linh, khó mở rộng được phạm vi ảnh hưởng tới độc giả. Không gian Tràng giang được đón nhận nồng nhiệt đến vậy ắt bởi cái Tuyệt đích, Vơ cùng, Cao siêu mà Huy Cận mang đến đêu bắt rễ từ tình yêu quê hương đất nước, từ khát khao giao cảm chân thành trong trái tim của một người nghệ sĩ.
3.2.2. Không gian ứng chiếu, giao thoa tâm tình giữa chủ thể và ngoại giới.
Sự ứng chiếu, giao thoa giữa chủ thể và ngoại giới, trong đa số các trường hợp, mà Tràng