ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 ôn thi GHKII chiều tối (mộ hồ chí minh) từ ấy (tố hữu) tư LIỆU và NHẬN ĐỊNH (Trang 45 - 56)

I. Giới thiệu chung về Tố Hữu và tập thơ “Từ ấy”.

2. Điểm khác nhau

ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Thơ Tố Hữu là một thành tựu nổi bật của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đó là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin

cách mạng trong sáng.

Tố Hữu đến với cách mạng, với thơ trong tuổi trẻ của cuộc đời. Đất nước cịn nơ lệ nên người thanh niên ấy đã sớm đi vào con đường tranh đấu. “Từ ấy” chính là tiếng nói thơ ca khơi dậy từ tấm lịng u thương và gắn bó với đất nước. Đường thơ của Tố Hữu là tiếng nói đồng hành với đường cách mạng, và nói như nhà văn Pháp Pierre Emmanuel là “sự diễn đạt về số phận dân tộc mình”.

Giữa “Từ ấy” và Thơ mới có sự ảnh hưởng qua lại. Đặng Thai Mai nhận xét: “Người của thời đại – Tố Hữu

không thể khơng đọc, khơng thấy được thành cơng của nó; không thể không biết tiếp thu những ảnh hưởng

của đương thời”. Xuân Diệu lại cho rằng: “Tố Hữu đã dùng những yếu tố của phong trào lãng mạn đang

thịnh hành đương thời đem vào thơ của mình và diễn đạt cái tinh thần theo lối mới – tinh thần cách mạng

vơ sản”. Đóng góp của thơ Tố Hữu khơng chỉ ở tư tưởng mà cịn ở phương diện cá thể hoá văn học Việt Nam hiện đại trong lĩnh vực thơ ca cách mạng. Cái tôi cá nhân trong thơ Tố Hữu đã dần dần hoà hợp với thời đại, đó là cái tơi cộng đồng. Ví dụ: “Tâm tư trong tù”, “Hai đứa trẻ”, “Dửng dưng”, “Nhớ đồng”… Những bài thơ “Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu, “Bên sông đưa khách” của Thế Lữ rất gần với “Tiếng hát sơng Hương” của Tố Hữu.

Có thể nói: “Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lý chói qua tim” mới thật là ngày khai sinh và điểm

bắt đầu của đời ông. Các giai đoạn cách mạng, những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước thật sự là những cái mốc trong cuộc đời tình cảm của ơng. Thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu dựa trên tiền đề thống nhất hồn tồn, đồng nhất chủ thể trữ tình cá nhân với nhân dân, Tổ quốc. Tố Hữu đã kết hợp tình cảm yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội với tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng. Nhờ thế ơng đã đưa thơ trữ tình chính trị Việt Nam đến một trình độ mới.

Đến với Thơ mới, ta bắt gặp một cái tôi đứng ở trung tâm cảm hứng, giãi bày thổ lộ: “Tôi chỉ là một khách

tình si”, “Tơi chỉ là một kiếp đi hoang”, “Tơi là một kẻ lạc lồi”… Đó là thơ chiêm nghiệm trạng thái, địa vị cái tôi trong thế giới. “Tôi” trở thành nguyên tắc cắt nghĩa thế giới một cách riêng tư. Trong điều kiện lịch sử lúc

ấy thường là sự cắt nghĩa tiêu cực, cá nhân chủ nghĩa, bế tắc. Thế giới cái tôi mang lại những giá trị thẩm mỹ mới nhưng thường là cô đơn, u sầu, lắm khi đau đớn, xa lạ.

Cái mới của những nhà Thơ mới là để cho giọng điệu đích thực của tâm hồn bộc lộ một cách trực tiếp hoặc réo rắt, ảo não hoặc khinh bạc, ngơng nghênh nhưng bao giờ cũng đậm đà cá tính:

“Thơi hết rồi! cịn chi nữa đâu em! Thơi hết rồi, gió gác với trăng thềm,

Với sương lá rụng trên đầu gần gũi Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi…”

(“Tương tư chiều” – Xuân Diệu)

Cái tôi Thơ mới là cái tơi khép kín và cơ đơn về mặt xã hội, cái tôi Thơ mới trốn vào cá nhân. Trong khi đó,

thời đại cách mạng địi hỏi thơ ca phải là vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói tình cảm trực tiếp hướng tới đông đảo quần chúng. Thơ phải là tiếng hát tinh thần thời đại, là bài ca đoàn kết, giục giã đấu tranh. Đó cũng là địi hỏi chung của thơ ca cách mạng trên thế giới ở thời đại chúng ta. Tố Hữu đã diễn đạt yêu cầu mới về thơ một cách giản dị, đậm đà sắc thái dân tộc: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Nhà thơ khơng thể là con người siêu cá thể đứng trước vũ trụ như trong thơ cổ, cũng không thể là cái

tôi tự biểu hiện, khép kín của Thơ mới. Cái mới của Tố Hữu là đã đóng góp cho thơ ca Việt Nam hiện đại một

kiểu nhà thơ mới, một cái tôi mạnh mẽ thuộc về quần chúng lao khổ và cách mạng. Bài thơ Từ ấy có tính chất như một tun ngơn:

Tơi buộc lịng tơi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Khổ thơ đã nói lên tình u thương giai cấp của người chiến sĩ cách mạng. Dưới ánh sáng của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, nhà thơ thấy tâm hồn mình gắn bó với nhân dân cùng khổ. Các động từ: buộc, trang trải, gần gũi diễn tả tình cảm gắn bó thiết tha của người chiến sĩ cách mạng với quần chúng lao khổ. Các từ ngữ: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ chỉ số đông nhân dân cần lao mà nhà thơ hướng đến để xây dựng khối đời, khối liên minh công nông. Từ “tôi” xuất hiện trong khổ thơ thể hiện một tình cảm chân thành, tiếng nói trái

tim của người cách mạng.

Tơi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ

Với cách diễn tả trùng điệp, các từ con, em , anh xuất hiện liên tiếp, giọng thơ trở nên sôi nổi, thiết tha: “là con…là em…là anh…”. Các số từ vạn trong “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ” cho thấy người chiến sĩ cách

mạng sống trong lòng nhân dân, được nhân dân yêu thương, đùm bọc, che chở, để khơi dậy sức mạnh nhân

dân đứng lên chiến đấu cho tự do hạnh phúc.

Tố Hữu là kiểu nhà thơ sống giữa mọi người, bình thường gần gũi, thân mật, là bạn đời, bạn lòng. Thơ mới hiện đại thế nhưng khơng thể là tiếng nói trữ tình đại diện của một nền văn học dân tộc. Cái tôi cá nhân của Thơ mới vừa lên ngôi tự tin đến thế đã lại nhanh chóng đi vào bế tắc. Trong khi đó thơ cách mạng thể hiện

quan hệ mật thiết giữa cá nhân và cộng đồng. Vẫn là cái tôi trong thơ nhưng nhà thơ cảm nhận cuộc đời trên cấp độ của cái tơi chung. Đó là cái tơi hồn tồn mới trong lịch sử thơ trữ tình Việt Nam. Với cái tơi khép kín của thơ mới 1932-1945 thì cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam từ sau cách mạng nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng là cái tơi cộng đồng nhưng hạt nhân của nó là cái tơi chung.

Thành cơng quan trọng của Tố Hữu là đã xây dựng nên hình tượng một nhà thơ kiểu mới, một nhà thơ giữa

mọi người. Đọc Từ ấy ta luôn thấy được một con người giữa muôn người:

Tôi chỉ một giữa muôn người đau khổ Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu…

Cái tôi ấy mang vào một hệ thống điểm nhìn mới mẻ cho thơ, chưa có trong kiểu nhà thơ vũ trụ siêu cá thể và trong kiểu nhà thơ tự biểu hiện khép kín. Ý thức về vai trò ở giữa mọi người, hướng về nhiều đối tượng đã phát triển ở thơ Tố Hữu một cái tơi trữ tình nhiều vai. Trong một bài thơ, nhà thơ có thể vừa là anh, là em, là cháu, là bạn, là ta… Và như vậy xung quanh nhà thơ quy tụ một thế giới nhiều màu vẻ, phong phú các quan

Tố Hữu là người đi tiên phong, tạo nên một tiếng thơ cách mạng đầy quyền uy, có sức thuyết phục, và đồng thời cũng tạo nên một hình tượng nhà thơ kiểu mới. Trong đó, cái tơi trữ tình riêng tư nhường chỗ cho cái ta

khái quát, cái ta dân tộc, cái ta thời đại. Điều này khẳng định sự ảnh hưởng không nhỏ của thơ Tố Hữu đối

với thơ ca dân tộc.

Tố Hữu đã mang lại cho thơ ca tiếng Việt một chất mê say mạnh mẽ, lớn lao về một cá nhân nhiệt huyết được lý tưởng cách mạng soi sáng. Chất mê say chưa từng có trong văn trung đại, trong văn học lãng mạn

và trong cách mạng đương thời. Một lối thơ chưa biết đến cảm xúc như là một hiện tượng cảm tính chủ quan. Tố Hữu cũng giống như một số nhà thơ lãng mạn say sưa phát hiện thế giới chủ quan cảm tính của cá nhân. Nhưng sự thể hiện trong thơ Tố Hữu không phải là sự tự biểu hiện của một cá nhân nhỏ bé mà là sự tự biểu hiện của một thế hệ thanh niên cách mạng, biểu hiện một quan hệ xã hội mới. Đúng hơn, đó là sự tự ý thức của một cá nhân mới. Đặng Thai Mai nhận xét: “Người thời đại, Tố Hữu không thể không đọc, không thưởng thức Thơ mới trong phần thành cơng của nó. Tố Hữu cũng đã viết Thơ mới. Điều đó cũng dễ hiểu, nhưng nội

dung cách mạng sẽ làm cho thơ Tố Hữu có một phong cách riêng biệt”. Điều đó cũng có nghĩa là Tố Hữu

không chỉ là người tiếp thu ảnh hưởng “Thơ mới” mà bản thân Tố Hữu cũng là người sáng tạo ra với tư cách là một nhà thơ cách mạng.

Trn Đình S My vn đề thi pháp thơ mi như là mt cuc cách mng trong thơ Vit

Posted on Tháng Bảy 27, 2012by lythuyetvanhoc

Phong trào Thơ mới là một cuộc cách mạng trong thi va Việt Nam, cuộc cách mạng đã đưa thơ Việt Nam thốt khỏi giới hạn khu vực Đơng Á để hội nhập thế giới. Cho dù ngay sau phong trào đó và cả ngày nay đã và đang có những phong trào thi ca khác muốn tìm cách vượt qua thơ mới, thích ứng với thời đại, thì ý nghĩa của thi pháp thơ mới đối với Việt Nam vẫn hết sức to lớn mà cho đến nay theo tôi vẫn chưa nghiên cứu dầy đủ.

Sở dĩ như thế là vì chúng ta thiên về nghiên cứu thơ mới như một phong trào, theo bình diện ý thức hệ, một trào lưu thơ lãng mạn tiêu cực, hoặc như các trường phái, hoặc như một tập hợp những phong cách mới

đa dạng. Kết quả là thơ mới như một thi pháp mới, khác biệt với thơ cổ điển trung đại cũng như tiềm năng mở của nó chưa được xem xét đung mức.

Thật vậy trước khi phong trào thơ mới xuất hiện, thi pháp thơ Việt Nam chỉ có hệ thống thơ Trung Hoa đã Việt hố, gồm thơ Đường luật thất ngôn bát cú, ngũ ngôn, tứ tuyệt, cổ phong, lục ngôn, từ. Thơ tiếng Việt gồm thơ luật pha lục ngôn, lục bát, song thất lục bát, ngồi các bài ca dao ngắn là hình thức diễn ca, ngâm khúc trường thiên, sau có thêm thể hát nói, dùng để hát là chính, như thế hình thưc thơ trữ tình chủ yếu của người Việt là lối thơ Đường luật. Các thể đường luật tuy đã Việt hố tài tình như thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, song về gốc gác căn bản vẫn là thi pháp Trung Hoa, khơng phải thi pháp Việt. Có thể nói cực đoan một chút, thể thơ trữ tình thuần Việt ở ta cho đến đầu thế kỉ XX vẫn chưa có. Các nhà thơ như Cao Bá Quát, Miên Thẩm thì quay lại khai thác nhiều thể thơ trữ tình Trung Hoa từ Kinh thi trở đi để sáng tác theo dòng thơ chữ Hán. Thơ cận đại là một giai đoạn phát triển của thơ tiếng Việt. Sau khi phế bỏ khoa cử Hán học, quảng bá chữ quốc ngữ, thơ tiếng Việt trở thành dịng chính. Từ Tản Đà, Trần Tuấn Khải và nhiều nhà thơ cận đại đã khai thác thơ ca dân gian, có tìm tịi chút ít biến hố nhằm đa dạng thể thơ trữ tình như thất ngơn, ngũ ngơn chia khổ[1] (thơ cổ điển nguyên khối, không chia khổ), lối hát trống quân, dùng lục bát làm thơ trữ tình, đưa lời nói vào thơ, nhưng các cố gắng ấy vẫn chưa tạo được một hệ thống thơ mới, bởi trong đầu óc họ cả hệ thống thi pháp thơ Trung Hoa cổ cịn ngun vẹn. Đó là thơ hoạ, thơ nhạc, thơ kể (tự tình) mà nội dung thì nhớ nhà, nhớ quê, hoài cổ, nhớ bạn, nhớ nước, say, chơi, mộng, giễu, tự trào…, còn lời thơ phần nhiều hầu như “không phải là lời của ai cả”[2], cái phần lời nói, giọng điệu con người trong thơ rất hữu hạn, mà tôi gọi là thơ điệu ngâm[3]. Thơ cổ không phát triển lối thơ biểu hiện cảm giác, thơ tả chân, thơ tự do, ngoại trừ một số thơ chịu ảnh hưởng dân gian, nói chung chưa có thơ điệu nói, thơ nhạc tính tự do…Phong trào thơ mới đã chống lại thơ cũ, tức thơ luật, đã làm cho nó mất thiêng, khiến người ta quên nó, từ đó mới có sáng tạo mới. Thơ mới đem giọng điệu, ngữ điệu lời nói cá thể trong đời sống đưa vào thơ, và trên cơ sở đó, thơ mới là một hệ thống hình thức khác, ngơn ngữ khác, tứ thơ khác, có thể tiếp tục tạo thêm nhiều cách biểu hiện khác. Phải nói từ thơ mới, chúng ta mới thực sự từ biệt với các mẫu mực của luật thơ Tầu, cái gọi là “thơ cũ”mà các nhà thơ mới muốn “phản động lại” chủ yếu là mẫu mực thơ Tầu, không ai chống thơ lục bát, và từ đó mới có một hệ thống thơ trữ tình theo thi pháp Việt, phát huy truền thống Việt, ví dụ truyền thống hát nói. Nói cực đoan cho nó rõ là tồn bộ thơ Việt Nam từ năm 1932 trở đi khơng có bóng dáng luật thơ gốc Tàu nữa[4]. Tất nhiên một thể thơ đã đi vào tâm hồn Việt và đi vào di sản thơ Việt mấy nghìn năm như Đường luật thì dễ gì bỏ được, nhưng nó đã thay đổi chức năng, vị trí, trật tự. Thưởng thức thì vẫn thưởng thức, nhưng sáng tác thì nó khơng cịn vị trí hàng đầu nữa, vì khơng có khả năng làm gì mới trong khn khổ của nó. Chỉ những người già thì vẫn thích ngâm nga mấy vế dường luật để chơi, thù tạc, hoặc những người làm nhiệm vụ thì làm thơ châm biếm[5]…, vì nó có khn phép dễ làm, nhưng nhìn chung khơng mấy có thơ hay, vì cái ý thức đăng đối, dùng điển, ý thức niêm luật đã phôi pha, không hợp với người hiện đại. Ngoại trừ thơ Hồ Chí Minh, thuộc thế hệ cũ, làm trong điều kiện đặc biệt, khơng ai tính thơ ấy trong các trào lưu sáng tạo của thơ Việt nữa. Thơ Quách Tấn tuy cũng hay, nhưng thuộc lối cũ, ơng khơng có sáng tạo gì mới. Đó là số phận lịch sử của hình thức thơ, khơng thể khác được. Nhưng thơ mới Việt Nam từ bỏ thơ cổ điển Trung Hoa mà không hề bội phản thơ dân tộc, nó khơng phải là kẻ lãng tử đi lang thang như thơ mới Tầu suốt thế kỉ XX, bởi nó đã “hồn tồn Việt hố”, và trở thành truyền thống mới cuả thơ ca Việt và phát triển liên tục suốt cả thế kỉ XX. Thơ mới là một cơ duyên để người Việt sáng tạo ra truyền thống thơ trữ tình Việt Nam mới, chấm dứt sự lệ thuộc vào một khuôn mẫu thơ Đường luật. Riêng mặt này nó đã là một cuộc cách mạng rất vĩ đại mà cha ơng ta hàng nghìn năm chưa làm được. Nếu khơng có thơ mới có lẽ các nhà thơ ta đến nay vẫn còn cắm cúi theo niêm luật thơ Đường luật, thật đáng sợ.

Gần đây nhiều người xem thơ mới là thơ hiện đại. Tơi hồn tồn tán thành quan điểm ấy, và hai mươi năm trước tơi đã viết: “Thơ trữ tình Việt Nam kể từ thơ mới, dù phát triển thế nào…đều là sự phát triển sâu hơn, nhiều vẻ hơn những khả năng nghệ thuật mới của thi ca đã mở đầu và định hình từ phong trào thơ mới.” “Thi pháp thơ mới phải là một mĩ học mới và nhãn quan mới về thơ và ngôn ngữ của thơ, đồng thời cũng là những tiêu chuẩn giá trị mới về thơ.” Theo tơi đó là định hướng để xem xét thi pháp thơ mới “như là một cuộc cách mạng”[6]. Tơi thấy cần nói thêm, thơ mới đã thành truyền thống mới của thơ dân tộc. Bản thân

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 ôn thi GHKII chiều tối (mộ hồ chí minh) từ ấy (tố hữu) tư LIỆU và NHẬN ĐỊNH (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)