Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu 1 Cuộcđời nhà thơTốHữu

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 ôn thi GHKII chiều tối (mộ hồ chí minh) từ ấy (tố hữu) tư LIỆU và NHẬN ĐỊNH (Trang 29 - 30)

I. Giới thiệu chung về Tố Hữu và tập thơ “Từ ấy”.

1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu 1 Cuộcđời nhà thơTốHữu

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế.

Thời thơ ấu: Tố Hữu xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình

và cịn lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian.

Thời thanh niên: Năm 13 tuổi Tố Hữu vào học tại trường Quốc học Huế, tại đây ông được tiếp xúc với lí tưởng Cộng Sản qua các sách báo tiến bộ của Mác và Anghen; kết hợp với sự vận động giác ngộ của các Đảng viên ưu tú lúc bấy giờ như đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phan Đăng Lưu, người thanh niên Nguyễn Kim

Thành đã sớm nhận ra lí tưởng đúng đắn.Tố Hữu sớm giác ngộ Cách Mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

Năm 1938: ông được kết nạp vào Đảng.

Năm 1939: bị Pháp giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhà tù khác ở miền Trung

và Tây Nguyên.

Năm 1942: Vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum), tiếp tục hoạt động Cách Mạng.

Từ năm 1945 đến năm 1975: Tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa văn nghệ.

Từ năm 1976 đến năm 1986: giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

1.2 Sựnghiệp sáng tác củaTốHữu

Những chặng đường thơ của Tố Hữu ln gắn bó với chặng đường Cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông thể hiện qua những tập thơ chính: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

1.3 Nhữngyếutố chính tác độngđếnhồnthơTốHữu.

Quê hương xứ Huế đẹp và thơ mộng, có truyền thống văn hóa lâu đời.

Quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn bao giờ cũng là nơi có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi con

người. Với nhà thơ Tố Hữu điều đó cũng không phải là ngoại lệ, Xứ Huế đẹp, thơ mộng, có truyền thống văn

hóa lâu đời đã có tác động không nhỏ đến sự nghiệp sáng tác của ông. Xứ Huế mộng mơ, hữu tình, nên thơ

dường như cũng đi vào lòng người, vào trái tim, đem đến cho người nghệ sĩ sự rung động với cuộc đời từ rất sớm. Đây là một vùng đất có thiên nhiên nhiên nên thơ, cũng là một vùng đất nhiều truyền thống văn hóa, kể cả văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Trong các sáng tác của Tố Hữu ta khơng ít lần bắt gặp những

câu thơ như:

“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! Nhớ từ ngày xưa, tuổi chín mươi

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…”

Huế là quê hương, là cội nguồn dân tộc, là nơi chất chứa bao kỉ niệm và cũng là nơi vun đắp tình yêu

cho những người con với Trái tim đơn hậu một tình cảm nồng nhiệt với đất nước, q hương. Gia đình có truyền thống văn hóa và sinh hoạt tinh thần phong phú.

Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh ông là một nhà Nho nghèo nhưng yêu thơ, hay sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ ông là con gái trong một gia đình nhà Nho, cũng yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu lịng thương con. Yếu tố truyền thống văn hóa gia đình đã sớm định hình trong ơng tình u với văn học và ngôn ngữ dân tộc. Ta bắt gặp điều nay trong những tác phẩm của ông, khi ông thường xuyên sử dụng lồng ghép các thể thức văn học dân gian trong sáng tác của mình. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Chẳng hạn như trong “Việt Bắc” được Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát cùng kết cấu đối đáp dân gian quen thuộc:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ khơng Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?”

Như vậy, ta thấy rằng yếu tố truyền thống văn hóa gia đình và sinh hoạt tinh thần phong phú đã góp phần định hướng và ảnh hướng lớn đến thơ Tố Hữu.

Ảnh hưởng của của phong trào Thơ Mới đương thời về hình thức thơ ca.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới như

những tiến bộ về mặt thể thơ, về đề tài. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn

sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Điểm nổi bật của Tố Hữu so với các nhà thơ đương thời là ông chịu tiếp cận cái mới, biến cái mới sao cho phù hợp với nền tảng và nét đẹp văn hóa dân tộc. Chính yếu tố này đã tạo nên sự thành công của nhà

thơ trong sự nghiệp văn chương.

Ảnh hưởng của sách báo tiến bộ, của phong trào cách mạng, của Đảng.

Năm 13 tuổi Tố Hữu vào học tại trường QH Huế, tại đây ơng được tiếp xúc với lí tưởng Cộng Sản qua

các sách báo tiến bộ của Mác và Awngghen; kết hợp với sự vận động giác giác ngộ của các Đảng viên ưu tú lúc bấy giờ như đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phan Đăng Lưu, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã sớm

nhận ra lí tưởng đúng đắn.Tố Hữu sớm giác ngộ Cách Mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh

trong các nhà tù thực dân. Thơ ca Tố Hữu gắn liền và phản ánh phong trào đấu tranh giành độc lập dân

tộc. Mỗi bước biến chuyển trong thơ ca ông đều gắn liền sự nghiệp cách mạng của đất nước. Quãng thời

gian học tập tại trường Quốc học Huế, được tiếp cận với sách báo tiến bộ của Mác và Ănghen đã ảnh hưởng

lớn đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ trong việc định hướng nội dung, tư tưởng cho các tác phẩm.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 11 ôn thi GHKII chiều tối (mộ hồ chí minh) từ ấy (tố hữu) tư LIỆU và NHẬN ĐỊNH (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)