1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước vềthi đua, khen thưởng thi đua, khen thưởng
Quản lý: Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy
luật khách quan. Quản lý nhà nước: Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Quản lý hành chính nhà nước: Là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xun cơng cuộc xây dựng kinh tế, văn hố, xã hội và hành chính - chính trị của nước ta. Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.[27]
Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng: Là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm sự chấp hành các chính sách, quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp thường xuyên, nhằm đạt các mục tiêu trong công tác thi đua, khen thưởng.[30]
Thực tiễn đời sống vốn đa dạng, phong phú và đôi khi cũng khá phức tạp và cùng với quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước về thi đua, khen thưởng luôn là hoạt động đem lại sự bảo đảm khơng thể thiếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bởi hiệu quả quản lý hành chính nhà nước là kết quả của sự tác động của các cơ quan hành chính nhà nước lên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhằm đảo bảo sự phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác theo sự định hướng của nhà nước. Mỗi một hoạt động đều tạo nên những tác dụng cụ thể và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cũng vậy.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Trên thực tế thi đua, khen thưởng xuất hiện ở tất cả mọi ngành, mọi
lĩnh vực trong xã hội. Do đó, việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là cần thiết. Bởi:
- Thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn thu hút mọi tầng lớp nhân dân thông qua phong trào thi đua; Thi đua, khen thưởng có thể huy động nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia các phong trào, qua đó phát huy được nội lực của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, địa phương trong cả nước tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Thi đua là hoạt động rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội các ngành, các cấp, rất đa dạng, phong phú, đồng thời mục tiêu, hình thức, biện pháp thi đua thường xuyên cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc thi đua, khen thưởng muốn được ghi nhận, đánh giá khách quan, công bằng, kịp thời và phản ánh một cách thực chất, hiệu quả thì cần có sự quản lý thống nhất của nhà nước.