1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.3.2 .Nội dung chính sách đối với ngườicó cơng
2.1. Khái quát về huyện Krông Nô
Bản đồ hành chính huyện Krơng Nơ
Huyện Krơng Nơ nằm về phía đơng đơng bắc tỉnh Đắk Nơng, cách thị xã Gia Nghĩa 91 Km theo quốc lộ 28; cách thành phố Bn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) 40 km về phía bắc; địa hình khơng bằng phẳng, bị chia cắt nhiều, phía bắc giáp huyện Cư jut, phía nam giáp huyện Đắk Glong, phía đơng giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp huyện Đắk Mil, Đắk Song; có diện tích tự nhiên là 81.374,2
ha; với 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn.
Krông Nô là một huyện thuần nông, được đánh giá là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của tỉnh Đắk Nông, là một vùng đất với trên 20 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, khống sản, nguồn nước, hệ thống sơng, suối, ao, đầm, thác nước, hang động, rừng bảo tồn, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế không chỉ của huyện Krơng Nơ, tỉnh Đắk Nơng mà cịn của vùng đất Tây Nguyên giàu truyền thống cách mạng và đậm chất sử thi.
Bên cạnh những tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi, Krơng Nơ cịn nổi tiếng với trang sử hào hùng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, nếu có dịp đến với Krơng Nơ, chúng ta sẽ đến vùng đất có địa danh Buôn Choah bên bờ sông Krông Nô, nơi được thủ lĩnh N’Trang Gưh, người Ê đê Kpa dựng căn cứ đứng lên chống pháp vào năm 1900, và ngọn núi Nâm nung hùng vĩ là nơi tù trưởng N’Trang Lơng, người con của dân tộc M’Nông chọn là căn cứ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân pháp suốt hơn 20 năm, từ năm 1912 đến năm 1935, lập nên những trang sử chói lọi về lịng u nước và tinh thần đồn kết đấu tranh buất khuất để giành độc lập của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên anh hùng. Đây cũng là cái nơi để thế hệ sau này tỏ rõ lịng biết ơn và thực hiện tốt hơn chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có cơng với cách mạng.
2.1.1. Về dân số
Năm 1987, khi thành lập huyện Krơng Nơ dân số có 13.385 người, đến nay dân số có 83.982 người, gồm 24 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số 33.832 người (chiếm 40,28% so với tổng dân số tồn huyện), dân tộc thiểu số tại chỗ có 9.140 người, chiếm 10,88% so với dân số toàn huyện và 27,01% so với tổng số dân tộc thiểu số. Trong số 24 thành phần
dân tộc như: Kinh, M’Nông, Ê Đê, Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Dao, Khơ Me... người Kinh có dân số đông nhất, chiếm trên 60%; hai dân tộc thiểu số tại chỗ là M’Nông và Ê Đê, chiếm khoảng gần 10%; các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 30%. Toàn huyện có 11 xã và 01 thị trấn, 44/93 thơn, bn, bon, tổ dân phố có trên 30% đồng bào dân tộc thiểu số, có 19 thơn, bn, bon đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020
2.1.2. Về kinh tế
Trong những năm qua, nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Uỷ, cùng với việc thực hiện đồng bộ các mục tiêu, giải pháp, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên tồn địa bàn huyện, kinh tế đã có nhiều thành tự đáng kể. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.510 tỷ đồng (theo giá hiện hành); thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/ người/ năm, tăng 18 triệu đồng so với năm 2015.
Sản xuất nông nghiệp có sự phát triển về nhiều mặt: Ngành nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại các loại cây trồng, triển khai xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đồng thời triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng cơ giới hố vào sản xuất, qua đó, đưa giá trị sản xuất/01 ha đất canh tác từ 62 triệu đồng năm 2015 lên 79 triệu đồng năm 2020. Nghành chăn ni có bước phát triển theo hướng gia trại, trang trại; cơng tác phịng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thực hiện hiệu quả; giá trị nghành chanh nuôi đạt 497 tỉ đồng, chiếm 10% giá trị nghành nông, lâm nghiệp.
Công nghiệp - xây dựng; thương mại và dịch vụ có sự tăng trưởng ở mức khá: Giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp- xây dựng đạt 2.000 tỷ đồng, tăng bình qn 19%/năm so với năm 2015; chiếm 21 % trong cơ cấp kinh tế,
tập trung trong lĩnh vực khai thác cát, đá, thuỷ điện, cơ khí…Quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng, thương mại - dịch vụ; thu hút nhiều cá nhân doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh trên địa bàn, tạo sự đa dạng về hàng hố, hình thức phân phối, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; tồn huyện có 2.300 cơ sở thương mại, dich vụ đang hoạt động, giá trị 2.600 tỷ đồng, tăng 53, 8% so với năm 2020, chiếm 27 % trong cơ cấu kinh tế.
Du lịch của huyện có bước phát triển hơn so với trước: Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lượng khách du lịch đến huyện ngày càng tăng, cơ sở lưu trú, các khu, điểm vui chơi, hạ tầng khác về du lịch được quan tâm đầu tư cơ bản đồng bộ hơn, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch đến huyện; bình quân đạt 80.000 lượt khách/năm. Bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch. Đang triển khai xây dựng các mơ hình du lịch cộng đồng gắn với Cơng viên địa chất Đắk Nơng.
2.1.3. Về văn hóa, xã hội
Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội đã và đang được quan tâm đầu tư không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng dạy và học ngày càng nâng lên; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học thi đỗ tốt nghiệp THCS, THPT ngày càng cao, trên 97%; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng trên 65%. Chú trọng thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, kết quả có 25/46 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 02 trường đạt chuẩn mức độ 2).
Công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân luôn được chú trọng, chất lượng khám chữa bệnh,tưng bước được nâng lên, đã có sự cải tiến, đổi mới trong khám chữa bệnh, bước đầu đem lại sự hài lòng trong nhân dân; nhân lực nghành y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; 100 %
trạm y tết có bác sỹ, đạt tỷ lệ 06 bác sỹ/ vạn dân; Kết cấu ngành y tế được đầu tư đồng bộ, 12/12 trạm y tế xã thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao ln được đẩy mạnh; phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá ngày càng đi vào chiều sâu, hàng năm có 91% gia đình, 93% khu dân cư đạt văn hố; xã đạt chuẩn văn hố nơng thôn mới, thị trấn văn minh đô thị đạt 50% ; 86 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hố, tỷ lệ phủ sóng truền hình đạt 100%.
Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế - văn hố - xã hội, cơng tác giảm nghèo, các vấn đề anh sinh xã hội, chính sách dân tộc ln được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 2,2%; công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được chú trọng.