Nhóm giải pháp 1: Hồn thiện quy trình quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 102)

huyện Cư Kuin

3.2.1.1 Hồn thiện quy trình quản lý ngân sách

a) Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng lập dự tốn

Do tốc độ phát triển khơng đồng đều giữa các xã trong huyện tạo nên sự phân biệt giàu nghèo. Vì vậy, cần phải phân loại các xã để có các chế độ quản lý cho phù hợp. Trong q trình xây dựng dự tốn phải nắm chắc được các kế hoạch phát triển KT-XH của các xã, thị trấn định mức, chế độ, tiêu chuẩn do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Đối với dự toán thu: Phải nắm chắc các nguồn thu trên địa bàn đã, đang và sẽ phát sinh trong năm để xây dựng kế hoạch, khai thác triệt để tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, coi nhẹ các khoản nhỏ gây thất thu cho ngân sách. Cần có sự kết hợp với cơ quan thu đánh giá khả năng thực hiện các nguồn thu. Quá trình xây dựng dự tốn thu phải đảm bảo theo đúng mẫu quy định và có thuyết minh cụ thể, phải lập chi tiết đến từng mục, tiểu mục. Tất cả các khoản thu đều phải lập dự toán.

Đối với dự toán chi: Phải bám sát định mức, chế độ chính sách theo quy định. Phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách quan điểm của từng địa phương trong từng thời kỳ. Lập phương án phân bổ chi tiết theo đúng mục lục Ngân sách Nhà nước. Có kế hoạch tự chủ tài chính lập chi tiêu dựa trên mục tiêu cần đạt được. Chú ý khi lập dự tốn bố trí các nhiệm vụ chi giữa các xã với nhau một cách hợp lý. Khi xây dựng dự tốn phải có kế hoạch, phương án phân bổ dự tốn chi tiết đến từng tháng, từng q. Tính tốn các khoản chi hợp lý, ngoài

dựa vào ước thực hiện một cách bị động như trước thì cần tiến hành chủ động tính tốn, cân nhắc tới các yếu tố lạm phát, thị trường…

Tránh tình trạng lập dự tốn qua loa, đại khái, lập cho có. Nâng cao khả năng đánh giá, dự đốn các khoản thu - chi. Có phương pháp và nghiên cứu nhằm thực hiện việc xây dựng dự toán thu - chi trên cơ sở tự chủ tài chính. Muốn làm được việc đó phải tiến hành phổ biến, lên phương án thực hiện đối với từng xã, thị trấn cụ thể. Kết hợp thực hiện tốt cải cách hành chính, giảm chi hành chính, từ đó có phương án giảm bổ sung từ ngân sách cấp trên.

b) Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng chấp hành dự toán

Về khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước huyện

Các nguồn thu cố định phải thực hiện theo đúng phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước, có vận dụng theo điều kiện thực tế của huyện, phát huy tính chủ động tự chịu trách nhiệm trước nguồn thu được phân cấp.

Các khoản thu phân chia theo quy định của UBND tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ(%) nguồn thu mà ngân sách nhà nước huyện được hưởng theo hướng mở rộng tỷ lệ điều tiết cho Ngân sách nhà nước huyện, để ngân sách nhà nước huyện chủ động khai thác các nguồn thu và chủ động trong cân đối ngân sách. Đối với nguồn huy động đóng góp của nhân dân, mặc dù một huyện miền núi khó khăn nhưng vẫn động viên nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các cơng trình, phát huy nội lực, tạo nguồn lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cần quán triệt sâu rộng đến nhân dân chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có phương án huy động cụ thể. Việc thu các khoản đóng góp phải có biên lai thu tiền do Bộ Tài chính ban hành, tiền mặt phải nộp vào KBNN, quản lý sử dụng đúng mục đích, thực hiện đúng quy trình cơng khai theo quy định của Nhà nước.

Về ni dưỡng và phát triển nguồn thu cần tập trung khai thác thế mạnh phù hợp với từng địa phương, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế về

cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế huyện, các xã nên tận dụng lợi thế đất đai để phát triển các cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát huy thế mạnh để tăng thu nhập cho nhân dân, từ đó ni dưỡng nguồn thu. Đẩy mạnh việc khơi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm để phục vụ du lịch, lợi dụng các khu đặc dụng tự nhiên, các hang động, sông suối, thác để phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái.

Thường xuyên đánh giá lại quy trình, thủ tục về thuế để đề xuất, kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Thực hiện chấp hành dự tốn chi tiết kiệm và có hiệu quả: trong điều kiện ngân sách cịn eo hẹp, cần quán triệt nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả, bố trí thực hiện tốt dự án được duyệt. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách phải tuân thủ các nguyên tắc: bám sát dự toán chi ngân sách đã được HĐND huyện phê duyệt, đảm bảo trật tự ưu tiên, mọi khoản chi phải đúng mục tiêu, đúng định mức chế độ của Nhà nước. Việc phân bổ dự toán phải chi tiết và cụ thể, đảm bảo công bằng, đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên và dành một phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển.

Đối với chi đầu tư phát triển ngoài việc kêu gọi và thu hút các chương trình dự án của Chính Phủ, các tổ chức quốc tế để tăng cường đầu tư hồn thiện các cơng trình cơ sở vật chất như: trường học, trạm xá, đường liên thơn, huyện, xóm, đường điện, … phải phát huy nội lực, huy động đóng góp của nhân dân để tập trung xây dựng các cơng trình trọng điểm nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nơng thơn. Bên cạnh đó phải tiếp tục đầu tư để duy trì sửa chữa, bảo dưỡng những cơng trình đã xây dựng trong năm qua để phát huy hiệu quả kinh tế và kéo dài tuổi thọ của các cơng trình.

Phải đảm bảo nguồn để chi thường xuyên, trong chi thường xuyên cần ưu tiên cho sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, các đối tượng chính sách, các khoản chi liên quan đến chế độ của Nhà nước như ưu đãi người có cơng, thương binh, gia đình liệt sỹ. Các khoản chi phát sinh đột xuất cấp bách như: khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, cứu đói… phải được giải quyết đầy đủ, kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ngồi ra, chi ngân sách cần bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của xã, thị trấn song song với mục tiêu của huyện, đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân sách, đồng thời cũng thực hiện tốt các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vấn đề cải cách tiền lương được Nhà nước quan tâm và thường xuyên có những đổi mới kịp thời kéo theo nhiệm vụ chi cũng thay đổi. Do đó, cần có sự nắm bắt kịp thời cách chi sao cho phù hợp, đảm bảo đời sống của cán bộ, viên chức. Ln đề cao vai trị của sự nghiệp giáo dục. Khơng thể bỏ qua khoản chi cho văn hóa đảm bảo đời sống tinh thần, văn hóa dân tộc cho địa phương, kết hợp phát huy những yếu tố văn hóa đặc sắc tạo nguồn thu từ du lịch vùng cao. Quan tâm đến các đối tượng chính sách, có những động viên, khuyến khích tránh tình trạng ăn chặn hay chi sai cho đối tượng gây bất bình trong dân chúng.

c) Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng quyết toán ngân sách

Trước hết, phải thống nhất việc phát hành và sử dụng hệ thống biểu mẫu, dựa theo hệ thống sổ sách và báo cáo quyết tốn theo quy định. Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện phải chấp hành nghiêm túc việc quyết tốn ngân sách theo các tiêu chí và hệ thống biểu mẫu đã ban hành.

Ngoài những biểu mẫu theo quy định, phịng Tài chính - Kế hoạch huyện cần tập hợp đầy đủ dữ liệu lập bảng thuyết minh bằng lời những khoản tăng giảm thu - chi trong năm để làm cơ sở trong q trình thẩm tra quyết tốn ngân sách hàng năm của phịng Tài chính - Kế hoạch huyện và dự kiến

ngân sách năm sau. Đặc biệt, việc thuyết minh này có ý nghĩa rất quan trọng đối với năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách chuẩn bị cho q trình xây dựng và phân bổ dự tốn ngân sách cho đầu năm của thời kỳ ổn định ngân sách kế tiếp.

Đảm bảo về thời gian cho khâu quyết toán từ việc lập cũng như nộp báo cáo quyết toán. Các khoản thu - chi ngân sách phải được hạch toán đúng nội dung, đúng mục, đúng tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải đối chiếu số liệu với KBNN huyện.

Khuyến khích việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các xã, thị trấn; giữa các cán bộ tài chính xã với các cán bộ phụ trách mảng ngân sách của phịng Tài chính - Kế hoạch huyện.

d) Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra Nâng

cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện trong việc quyết

định dự toán, phê chuẩn quyết tốn, giám sát quy trình quản lý NSNN của UBND huyện và thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các cơng dân trên địa bàn.

Các ngành trong khối tài chính phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước của huyện về các lĩnh vực quản lý và đôn đốc thu nộp các khoản thu chấp hành các định mức, chế độ chi tiêu, thực hiện chế độ kế toán và báo cáo kế toán, quản lý tài sản công thực hiện chức năng nhiệm vụ của phịng Tài chính - Kế hoạch huyện. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi các hoạt động thu - chi NSNN huyện xảy ra. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, từng bước đưa công tác quản lý NSNN huyện đi vào nề nếp.

Hàng quý, các huyện phải lập dự tốn và báo cáo gửi phịng Tài chính - Kế hoạch huyện để thẩm định dự tốn, thẩm duyệt quyết tốn. Để có kế hoạch

thanh tra, kiểm tra đột xuất hoạt động thu - chi ngân sách nhà nước huyện, kết luận và xử lý nghiêm minh kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật.

3.2.1.2 Hoàn thiện đổi mới quản lý thu - chi ngân sách có hiệu quả, tăng đầu tư phát triển; tăng thu, giảm chi không cần thiết; tăng điều tiết cho ngân sách cấp trên

a) Tăng cường công tác quản lý thu:

Muốn nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện chức năng nhiệm vụ cho bộ máy chính quyền địi hỏi phải tăng cường cơng tác quản lý thu, tăng cường cải tạo và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách. Cần phải triệt để khai thác các nguồn thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho ngân sách. Để phát triển nguồn thu cho ngân sách ngoài việc phải tận dụng khai thác những tiềm năng hiện có, huyện cần phải có biện pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bằng cách xây dựng chợ, bến bãi… Dành một phần vốn ngân sách cho đầu tư khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong huyện.

Đối với các khoản phí, lệ phí cần cơng khai và niêm yết mức thu ở các nơi thu phí và lệ phí, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng biên lai thu tiền theo quy định. Thường xuyên rà sốt lại các khoản phí, lệ phí để điều chỉnh kịp thời đối với các khoản phí và lệ phí mới phát sinh trên địa bàn các xã trong huyện. Tăng cường sự phối hợp hơn nữa giữa cơ quan Thuế với phịng Tài chính - Kế hoạch đối với các khoản phí, lệ phí chưa được chú trọng như: thu khốn hàng qn, bãi đỗ xe, lệ phí giao thơng nơng thơn…

Đối với khoản thu sự nghiệp, không huy động tràn lan, chỉ huy động và sử dụng nguồn vốn do nhân dân đóng góp để xây dựng những cơng trình có lợi ích thiết thực, trực tiếp với nhân dân như đường giao thơng, nhà văn hóa, kênh mương…

Đối với các khoản thu khác, ngay từ đầu quý IV của năm các huyện cần rà soát tất cả các nhiệm vụ chi. Đặc biệt là nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản, hồn tất các thủ tục để thanh tốn dứt điểm các khoản tạm ứng.

- Tăng cường công tác quản lý chi

Song song với việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách, huyện khi thực hiện các nhiệm vụ cần đảm bảo việc quản lý chi ngân sách đạt hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra. Nếu như thu ngân sách là để tạo ra ngân sách thì chi ngân sách thể hiện tính ưu việt, sức mạnh tài chính và tính hiệu quả của ngân sách. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách trong giai đoạn mới như sau:

Trước hết, huyện cần có cơ cấu chi ngân sách một cách thích hợp: Thời gian qua chi cho đầu tư phát triển của huyện Cư Kuin còn chiếm tỷ lệ thấp, các khoản chi tiếp khách, hội nghị, vật tư văn phịng,… cịn cao, cần thiết phải có sự cân nhắc giữa các khoản chi này đảm bảo triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đúng kế hoạch, tiêu chuẩn định mức chi của huyện.

Công việc điều hành chi, trước hết cần dựa vào kế hoạch, dự toán được duyệt và nhiệm vụ chi được giao. Trong chi thường xuên, hàng quý huyện phải lập dự toán cụ thể và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định giữa cơ quan tài chính, cơ quan cấp trên xét duyệt. Căn cứ vào khả năng thu ngân sách, cơ quan tài chính ra thơng báo dự tốn cho huyện. Đảm bảo chi thường xuyên phải tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước, chỉ được phép chi khi khoản đó đã có trong dự tốn được duyệt, chi đúng chế độ, định mức được giao, được chủ tài khoản chuẩn chi.

Trong chi đầu tư phát triển, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng các ngun tắc tài chính, khơng giàn đều mà có sự lựa chọn, tập trung đầu tư các cơng trình trọng điểm, khơng chắp vá đảm bảo chất lượng tuổi thọ cơng

trình và phục vụ ngày một cách tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn huyện. Thực hiện bàn bạc dân chủ, thống nhất các khoản thu - chi một cách công khai theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tránh tình trạng tiêu cực, giữ đồn kết nội bộ, tạo niềm tin với nhân dân.

3.2.1.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách

Luôn coi trọng công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính đẩy mạnh mọi hoạt động thu - chi ngân sách. Kiểm tra từ thấp đến cao, từ tổng quát đến chi tiết, từ trên xuống dưới,… nhằm phát hiện ra những mặt yếu kém trong quá trình quản lý ngân sách, uốn nắn kịp thời và gắn việc xây dựng phát triển ngân sách nhà nước huyện với xây dựng Đảng, củng cố chính quyền cơ sở, làm trong sạch đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở.

Chủ tài khoản (chủ tịch huyện hoặc người được ủy quyền) phải xem xét cân nhắc kỹ các chứng từ, số thu - chi và thực tế hoạt động phát sinh trước khi ký các quyết định chuẩn chi hay chuẩn thu để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm trong thu - chi như chi sai chế độ, chính sách, vượt chỉ tiêu định mức, tránh phát hiện tham ơ lãng phí, triệt để thu và nâng cao hiệu quả chi.

Kế toán và thủ quỹ cũng cần phải kiểm tra lại các chứng từ trước khi nhập quỹ hoặc xuất quỹ để khi phát hiện sai sót phải báo cáo ngay với chủ tài khoản để kịp thời xử lý.

HĐND huyện ngoài việc quyết định dự toán và báo cáo quyết toán

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w