1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác Thi đua, Khen thưởng
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến. [36, tr.9]
Quản lý nhà nước là sự tác động có chủ đích của Nhà nước vào các quan hệ xã hội nhằm làm cho các quan hệ đó diễn ra theo chiều hướng tích cực cho sự phát triển của đất nước và mỗi con người. Nói cách khác, quản lý nhà nước là việc thực thi các loại quyền lực nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm làm cho đất nước ổn định phát triển và bền vững [36, tr.9]
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
[37, tr.28]
Quản lý nhà nước về Thi đua, Khen thưởng là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng, để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác Thi đua, Khen thưởng
Thi đua, Khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của hàng triệu quần chúng nhân dân thông qua các phong trào, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nó phát huy nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị, địa phương từ đó thi đua có trong cả nước và là hoạt động rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, các ngành, các cấp. Kết quả thi đua cần phải được đánh giá đúng, khách quan và có những thưởng phạt kịp thời, rõ ràng để động viên khuyến khích mọi người tham gia thi đua.
17
Thi đua, Khen thưởng là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào cách mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất, học tập, chiến đấu góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Thi đua, Khen thưởng còn là cơng cụ để quản lý nhà nước. Bởi vì, mọi cơng việc suy cho cùng đều là do nhân dân và các tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đầy lùi cái xấu, tiêu cực. Như vậy cơng tác TĐKT đã có những đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của đất nước, do vậy Nhà nước phải quản lý công tác này.
Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn mới đã chỉ rõ “… làm rõ vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác TĐKT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với cơng tác TĐKT; kiện tồn và đổi mới tổ chức - cán bộ của các cơ quan tham mưu TĐKT; đổi mới nội dung và hình thức TĐKT …” [7]. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến cơng tác TĐKT bởi những đóng góp của cơng tác này mang lại, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển mọi mặt. Do đó cần phải quản lý nhà nước về TĐKT để công tác này vận hành theo chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.3.3. Đặc điểm, yêu cầu của Quản lý nhà nước về Thi đua, Khen thưởng
1.3.3.1. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Cơng tác quản lý nhà nước về TĐKT trước tiên phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Cấp ủy, Tổ chức Đảng có trách nhiệm lãnh đạo tập trung thống nhất chặt chẽ, toàn
18
diện tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Các cơ quan quyền lực nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể phải nghiêm chỉnh chấp hành theo sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng nhằm tạo động lực, lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. [36, tr.23]
1.3.3.2. Tính pháp quyền
Trong hoạt động quản lý nhà nước về TĐKT phải thực hiện theo quy định của pháp luật, đó là cơ sở, là căn cứ, là hành lang pháp lý để thực hiện. Tính pháp quyền cịn thể hiện bảo vệ quyền lợi và hợp pháp của mọi tầng lớp, đồng thời sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao, được trao quyền. [36, tr.34]
1.3.3.3. Tính cơng khai, minh bạch
Thi đua, Khen thưởng càng công khai rõ ràng, minh bạch cụ thể thì sẽ tạo ra sự cơng bằng, tính cơng bằng nhằm tạo động lực cho mọi người hăng hái tham gia hoạt động phong trào thi đua. Phong trào thi đua muốn đạt được kết quả tốt, việc cơng khai, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện. Nội dung cơng khai bao gồm: cơng khai mục tiêu, mục đích, vai trị, tác dụng của phong trào thi đua; cơng khai trong kế hoạch, chính sách, xây dựng tiêu chí thi đua, tổ chức phát động, ký kết giao ước thi đua, kiểm tra, đơn đốc, bình xét thi đua, suy tơn, biểu dương gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua trở nên thiết thực và hiệu quả hơn. Qua cơng khai, minh bạch góp phần tạo niềm tin trong mỗi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua. Nguyên tắc công khai, minh bạch là cơ sở đảm bảo tính chính xác trong khen thưởng. [36, tr. 46]
1.3.3.4. Tính cơng bằng
Thi đua, Khen thưởng phải công bằng, kịp thời và chính xác là nguyên tắc thi đua yêu cầu đặt ra. Trong công tác quản lý nhà nước về TĐKT cần
19
phải có tính cơng bằng trong q trình thực hiện, nó sẽ đem lại hiệu quả tích cực, cổ động, động viên mọi người tham gia thi đua để đạt được kết quả như mong muốn, sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến mà tập thể, cá nhân đã đạt được. Nếu như trong phong trào Thi đua việc biểu dương, khen thưởng không cơng bằng, nó sẽ phản tác dụng làm ảnh hướng khơng nhỏ đến q trình lao động, sản xuất và học tập, bên cạnh đó ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác quản lý, hoạt động tại mỗi đơn vị. [52, tr.72]
1.3.4. Tổ chức, bộ máy làm công tác Thi đua, Khen thưởng
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc tổ chức cơ quan làm công tác TĐKT. Để có tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện các chủ trương, chính sánh về khen thưởng, ngày 17/9/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 83/SL đặt ra Viện Huân chương thuộc Phủ Chủ tịch (nay là Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương) với nhiệm vụ giúp Chủ tịch nước nghiên cứu ban hành các chế độ, thể lệ khen thương Huân chương, Huy chương, xét duyệt, và cấp phát các thể loại Huân chương, Huy chương.
Ngày 8/12/1987, Viện Huân chương được đổi tên là Viện Thi đua, Khen thưởng Nhà nước để thực hiện thêm chức năng tham mưu giúp Chính phủ về cơng tác thi đua, khen thưởng. Đến 25/8/2004, Viện Thi đua, Khen thưởng Nhà nước được chính thức đổi tên thành Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương. Năm 2008, Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương chuyển về Bộ Nội vụ, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về công tác TĐKT.
Ngày 04 tháng 10 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2005/NĐ-CP quy định về tổ chức làm cơng tác TĐKT, theo đó: Tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng; tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác thi đua khen thưởng ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết
20
định việc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập Ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cơng chức kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng...
1.3.4.1. Tổ chức, bộ máy làm công tác Thi đua, Khen thưởng ở Trung ương
* Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương
Mục 50, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013, Điều 27, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định: Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác TĐKT. Thành phần Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ
nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch.
- Hội đồng có từ 13 đến 15 ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ban,
ngành, đoàn thể Trung ương.
Chủ tịch Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương quyết định thành phần các ủy viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
- Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực, giúp
việc cho Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trung ương và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào Thi đua, Khen thưởng trong phạm vi cả nước.
- Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
- Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến
nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác TĐKT; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về TĐKT; kiểm tra, giám sát công tác TĐKT.
Cơ quan chuyên trách TĐKT ở trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp uỷ đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về cơng tác TĐKT.
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng do Chính phủ quy định.
* Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương
Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về TĐKT trong phạm vi cả nước và tổ chức các hoạt động TĐKT theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2009/QĐ-TTg về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ.
Theo đó, Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương là cơ quan tương đương Tổng cục, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng.
Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương.
- Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
+ Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về TĐKT;
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về TĐKT.
- Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định:
+ Kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm phát triển ngành thi đua, khen thưởng và các đề án, dự án về TĐKT;
+ Kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành, địa phương), tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về TĐKT.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, các Bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước.
- Thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các Bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương. Thực hiện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, các đề án, dự án về thi đua, khen thưởng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác TĐKT ở các Bộ, ngành và địa phương; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực TĐKT.
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức các phong trào thi đua và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về TĐKT.
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị hiện vật, bảo quản, cấp phát hiện vật khen thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thu hồi, cấp, đổi hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền