Hình thức của các lớp bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 91)

Theo kết quả khảo sát, học viên nhận thấy chủ yếu hình thức của các lớp bồi dưỡng cơng chức hiện nay là hình thức tập trung. 100% người trả lời đều đã từng tham gia hình thức này. Hình thức đào tạo bán tập trung cũng có một số lượng cơng chức tham gia, nhưng khơng nhiều với 30 người. Cịn lại, đối với hình thức đào tạo từ xa, học viên nhận thấy rằng khơng có cơng chức nào từng tham gia. Đây có thể là một lưu ý đối với các cơ quan chun mơn khi xem xét để lựa chọn các hình thức học tập bồi dưỡng đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của cơng chưc hơn.

Đối với hình thức của các lớp bồi dưỡng, khi khảo sát học viên cũng đã thu được kết quả sau:

Đối với từng nội dung đào tạo, các cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Thọ cũng đã đạt được những kết quả nhất định.

2.2.2.1. Bơi dưỡng trình độ chuyên môn

Trong số 100 cơng chức được khảo sát, có một số lượng lớn các cơng chức đã được tham gia các lớp đào về trình độ chun mơn

Trong năm 2019, số lượng công chức tham gia các lớp bồi dưỡng về trình độ chun mơn cao hơn hẳn những năm trước, đây cũng là năm chuẩn bị cho Đại hội đảng các cấp vì vậy nhu cầu bồi dưỡng đáp ứng tuyển chuẩn vị trí việc làm của cơng chức tăng cao. Có thể thấy, các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ đã rất nỗ lực trong nội dung này.

Bồi dưỡng trình độ chun mơn trong giai đoạn 2018 - 2021 cho công chức các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch triển khai hàng năm, kết quả qua 04 năm thực hiện đã bồi dưỡng được 3168 lượt người. Công chức được bồi dưỡng chủ yếu qua các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngắn ngày.

ĐVT: %

8%

92%

Có Khơng

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)

Biểu đồ 2.3. Kết quả bồi dưỡng trình độ chun mơn cho công chức

trong năm qua

Qua biểu đồ 2.3 cho học viên thấy rằng trong năm vừa qua, có rất nhiều công chức đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun

mơn. Cụ thể là 92 người được hỏi cho rằng được khảo sát khi đào tạo, bồi dưỡng, chiếm 92%. Đây là một kết quả khá cao, thể hiện sự cố gắng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Khi so sánh với kết quả bồi dưỡng trình độ chun mơn cho cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ từ năm 2018- 2021, học viên cũng nhận thấy có sự phát triển trong hoạt động này.

Về nguồn kinh phí bồi dưỡng cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ ngồi nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ, hàng năm tính Phú Thọ luon cân đối, bố trí kinh phí phù hợp cho việc bồi dưỡng, đồng thời tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ khác của các dự án nước ngồi.

Bảng 2.4. Kết quả bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ

Nội dung

Bồi dưỡng trình độ chun mơn

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ 2021) 2.2.2.2. Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước

Đối với nội dung bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã có được những kết quả nhất định. Đối với nội dung này, do tính chất đặc thù nên số lượng công chức tham gia bồi dưỡng cũng được phân bổ theo các cấp

Trong kết quả về tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước trong năm qua, có 41 người được tiến hành bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước trên tổng số 100 người

Nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức về nền hành chính nhà nước, nội dung, cách thức và phương pháp Quản lý Nhà nước. Nội dung Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, những vấn đề cơ bản về thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phòng… Trong xây dựng, cải cách nền hành chính trong sạch, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cho đội ngũ công chức.

Ngồi ra, cịn chủ động thực hiện chính sách bồi dưỡng cho cán bộ cơng chức những nội dung khác nhằm bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng: bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp hành chính và đạo đức cơng vụ cho cán bộ cơng chức cấp tỉnh: 735 người; bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức làm công tác ngành Nội vụ cho 108 người; bồi dưỡng kỹ năng Quản lý Nhà nước về công tác Thanh niên cho 145 người; bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý lãnh đạo cấp phòng và tương cho 420 người.

2.2.2.3. Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ

Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, việc sử dụng Tin học và Ngoại ngữ trong cơng việc càng ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, nội dung này cũng đã được các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ quan tâm.

Nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách Cải cách hành chính nhà nước và xu thế hội nhập của thế giới. Địi hỏi cán bộ cơng chức phải có kiến thức về tin học và ngoại ngữ đáp ứng những yêu cầu trên. Trong giai đoạn 2018 - 2021, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học cho 89 cán bộ công chức, ngoại ngữ cho 85 cán bộ công chức.

Tuy vậy, qua khảo sát của đề tài cho thấy số lượng công chức tham gia các lớp cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ trong năm 2021 chưa nhiều. Chỉ có 35 cơng chức có tham gia các lớp trong năm 2021. Điều này thể hiện rằng hoặc các cơng chức chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc sử

dụng Tin học và Ngoại ngữ trong công việc; hoặc các cơng chức vẫn cịn e ngại khi tham gia các lớp học này vì yếu tố tuổi hoặc điều kiện cơng việc. Bên cạnh đó đại dịch Covid -19 cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng làm cho các kế hoạch bồi dưỡng không thể thực hiện được.

ĐVT: Lượt người

35% 65%

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)

Biểu đồ 2.5. Kết quả bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cho công chức trong năm qua

Để có những kết quả trên nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực phối hợp trong thực hiện chính sách bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị trong huyện cũng như các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng cho đội ngũ cơng chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó kết quả bồi dưỡng trong giai đoạn trên còn nhiều hạn chế nhất định, số lượng được bồi dưỡng tăng qua các năm nhưng lĩnh vực, ngành, cấp được bồi dưỡng chưa đa dạng, số lượng tuy tăng nhưng cịn hạn chế. Nhiều cán bộ cơng chức lớn tuổi, cán bộ công chức tại các huyện, xã ngại học tập nâng cao trình độ, học tập chậm tiếp thu hay vì lí do gia đình, vì vậy cịn nhiều cán bộ công chức chưa đạt chuẩn so với quy định.

2.3. Nhận xét chung về kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyện mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

Đối với việc thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyện môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, bên cạnh những con số cụ thể đã được nêu ra trong các báo cáo, thì chính đánh giá của những cơng chức tham gia các lớp bồi dưỡng cũng được oi là một cơ sở để xem xét kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức.

Qua biểu đồ 2.5, chúng ta thấy rằng những người trả lời đánh giá khá cao về các lớp bồi dưỡng do các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức. Có 10 người đánh giá các lớp bồi dưỡng đáp ứng được tốt nhu cầu của cơng chức. Có 71 người đánh giá các lớp bồi dưỡng đáp ứng được một phần lớn nhu cầu của công chức. 10 người đáh giá các lớp bồi dưỡng ít đáp ứng được nhu cầu của cơng chức. Và chỉ có 1 người đánh giá Các lớp bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của cơng chức.

ĐVT: %

Đáp ứng ít

[] []

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm

2021) Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lịng của cơng chức về những lớp học bồi

Đây là một kết quả đáng mừng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, khi những nội dung triển khai bồi dưỡng đã được các công chức đánh giá tốt. Đây được coi là những ưu điểm đã đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những đánh giá như ít đáp ứng được nhu cầu của công chức, hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của công chức. Những đánh giá này tuy không chiếm tỷ lệ lớn, nhưng cũng là sự thể hiện rằng việc bồi dưỡng công chức của các cơ quan chun mơn vẫn cịn những hạn chế và tồn tại. Khi chỉ rõ ra được những điểm này, mới có thể dễ dàng khắc phục và đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động. Kết hợp với những nội dung đã được triển khai tronng phần 2.2.1. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện, học viên xin được đưa ra một số điểm chính như sau:

2.3.1. Những ưu điểm đạt được

Với việc xác định được vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác BDCC, hàng năm lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã luôn quan tâm và quán triệt tinh thần thực hiện chính sách BDCC, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, cụ thể: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và sự hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành chủ lực, mũi nhọn của tỉnh, tạo bước đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020”..

Căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát của học viên với đối tượng là công chức đã thực hiện các nội dung trong chính sách bồi dưỡng trên địa bàn huyện cho thấy q trình thực hiện chính sách BDCC tại tỉnh Phú Thọ đã chủ động bám sát kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Qua đó đã đạt được một số kết quả:

UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng được các kế hoạch, chương trình đến các bộ phận chuyên trách. Về cơ

bản thông qua kết quả việc tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức của huyện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng được các yêu cầu so với nhiệm vụ được giao. Đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã đề ra. Đây cũng là tiền đề vững chắc và là cơ sở niềm tin cho Phú Thọ thực hiện tốt mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh trong giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.

Cơng tác phối hợp với các cơ quan cấp trên, các cơ sở đào tạo, với các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đã được xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn. UBND tỉnh đã chủ động tích cực trong cơng tác xác định nhu cầu bồi dưỡng, trong tuyển sinh, mở lớp, quản lý học viên. Đồng thời nỗ lực khắc phục dần những khó khăn vướng mắc trong q trình tổ chức thực hiện, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong q trình tổ chức thực hiện chính sách.

Thơng qua hoạt dộng bồi dưỡng đã bổ sung được những kiến thức, kỹ năng cần thiết, có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân cán bộ công chức với nhu cầu của cơ quan, đơn vị giúp công việc của huyện được thực hiện chủ động và hiệu quả. Theo đó, thơng qua thực hiện chính sách trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng, thái độ làm việc của đội ngũ công chức ngày nâng cao, vững vàng qua mỗi khóa học, mỗi nhiệm kỳ tạo bước chuyển quan trọng trong thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh đó trong q trình thực hiện vẫn cịn một số hạn chế, tồn tại: Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách còn hạn chế tại một số địa

phương. Việc triển khai còn qua loa, đưa tin chưa cụ thể, chưa rõ ràng làm cho cán bộ công chức chưa nắm rõ tinh thần của chính sách hoặc đưa tin mang tính lồng ghép nhiều nội dung, tinh thần trong một lần đưa tin, khiến

các đối tượng có nhu cầu bồi dưỡng chưa biết mình có phải đối tượng thụ hưởng từ chính sách. Một bộ phận cơng chức chưa có nhận thức đúng về việc bồi dưỡng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao nên vẫn chưa chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học hay ngoại ngữ.

Công tác phân công phối hợp, quản lý thực hiện giữa cơ quan, đơn vị dù đã được phân cơng, phân cấp rõ ràng nhưng trong q trình thực hiện chính sách đơi khi vẫn có sự bất cập do phân cơng thực hiện chưa đúng đối tượng, chưa phù hợp với trình độ. Cơng tác phối hợp chưa đồng bộ giữa đơn vị cử cán bộ công chức đi bồi dưỡng với cơ sở bồi dưỡng, giữa đơn vị thực hiện với đơn vị hỗ trợ thực hiện.

Có hỗ trợ cho người đi bồi dưỡng nhưng mức hỗ trợ cịn thấp chưa thỏa đáng, chưa khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ công chức tham gia học tập nâng cao trình độ.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng mặc dù đã có những bước đổi mới, bên cạnh những tài liệu được chuẩn hóa để phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng thì một số nội dung vẫn cịn nặng vê lý thuyết, phần kỹ năng xử lý tình huống cịn hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với từng đối tượng. Một số chương trình, tài liệu chưa được cập nhật thường xuyên, thơng tin, số liệu cịn lạc hậu, phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng và phương thức bồi dưỡng mặc dù đổi mới nhưng vẫn còn khoảng cách với nhu cầu của đội ngũ công chức và u cầu hoạt động thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ. Trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại một số cơ sở bồi dưỡng cịn có những hạn chế; chưa được thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những nhà lãnh đạo, quản lý đương nhiệm được huy động, tận dụng có nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia giỏi thường gặp khơng ít trở

ngại do chưa có quy định về trách nhiệm cũng như mức hỗ trợ đối với họ khi tham gia hoạt động giảng dạy.

Công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, cách đánh giá chỉ dựa vào chứng chỉ, bằng cấp sau khi đã kết thúc khóa học, cịn mang tính hình thức nhất là kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng. Việc kiểm tra mới dừng lại ở kiểm tra định kỳ, chưa tiến hành kiểm tra đột xuất. Do đó, chưa phát huy tác dụng theo tính chất của nó nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để có thể điều chỉnh góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của cơng tác bồi dưỡng.

Hệ thống cơ sở vật chất trong một số các cơ sở bồi dưỡng vẫn còn còn khiêm tốn và hạn chế chưa đáp ứng được với nhu cầu trang bị kỹ năng, kiến thức cũng như phương pháp làm việc cho cán bộ công chức khi tham gia đào tạo. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng cịn hạn chế, các quy định với

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w