3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.3.1. Kiến nghị với Trung ương
Để thực hiện chức năng giám sát có hiệu quả trước hết cần hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND. Bởi lẽ, nếu khơng có các quy định cụ thể về quyền giám sát của HĐND thì sẽ khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám sát của HĐND. Mặc dù hiện nay Luật Hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND năm 2015 có một chương quy định về chức năng giám sát của HĐND các cấp, song mấu chốt ở đây là con người, chúng ta phải nghiên cứu triển khai để nội dung của luật đi vào đời sống.
Thứ nhất, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Tổ chức
chính quyền địa phương; văn bản quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức,
90
biên chế của Văn phịng HĐND, UBND huyện và việc tổ chức cơng tác tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của HĐND cấp xã. Các cơ quan có thẩm quyền cần cụ thể hóa các nội dung về phân cấp, phân quyền ủy quyền và quy định cụ thể về các vấn đề quan trọng của địa phương do HĐND xem xét, quyết định để tạo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về thẩm quyền của HĐND, của UBND và các cơ quan quản lý theo ngành dọc ở các cấp. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hoạt động của Tổ đại biểu có vai trị quan trọng trong việc giám sát, đóng góp ý kiến cho kỳ họp HĐND, tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp. Vì vậy, cần quy định trách nhiệm của Tổ trưởng, Tổ phó, cách thức tổ chức hoạt động của Tổ đại biểu và mối quan hệ phối hợp giữa Tổ đại biểu với Thường trực HĐND huyện.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện trước hết cần
hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND huyện. Đây là yếu tố đầu tiên và đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động giám sát của HĐND, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Hiện nay, các quy định về giám sát của HĐND mới được quy định tại Luật giám sát của Quốc hội và HĐND ban hành năm 2015 cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Về tổ chức Bộ máy HĐND huyện: Bố trí cơ cấu theo Luật tổ chức chính quyền địa phương: cần tăng thêm số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, mỗi Ban của HĐND huyện phải có 2 đại biểu chuyên trách (trưởng ban và Phó ban).
Quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND huyện. Cần bổ sung ghi rõ thành mục riêng trong Luật; chủ thể giám sát của HĐND là các đại biểu HĐND, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các đại biểu hoạt động cũng như để họ phát huy tinh thần, trách nhiệm của mình, bởi thực tế đã chứng minh đại biểu HĐND là nhân tố quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND.
Về đối tượng chịu sự giám sát: cần quy định cụ thể về nội dung, quy trình HĐND huyện giám sát hoạt động của Thường trực HĐND huyện, các Ban của
91
HĐND huyện. Bởi vì, Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện cũng là tổ chức được HĐND huyện trao cho quyền hạn và trách nhiệm nhất định giúp HĐND huyện thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
Quy định cụ thể hơn nữa hình thức, trình tự, thủ tục giám sát. Cần quy định thủ tục, trình tự giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện để các huyện áp dụng thống nhất trên tồn quốc, mang tính pháp lý.
Phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa hoạt động giám sát của HĐND huyện với hoạt động kiểm tra, thanh tra và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa hoạt động giám sát của thường trực HĐND huyện với các Ban của HĐND huyện. việc phân định phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, khơng bỏ trống, bỏ sót đối tượng cần giám sát, nhưng cũng không chồng chéo trùng lập trong hoạt động giữa các cơ quan.
Quy định rõ chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát cũng phải được xác định trên cơ sở áp dụng các chế tài cụ thể đối với các đối tượng chịu sự giám sát.
Quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND, của các cơ quan trong việc chuẩn bị và trình báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của HĐND huyện, nhằm đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia đoàn giám sát. Hiện nay thành viên đồn giám sát ngồi đại biểu HĐND cịn có sự tham gia đại diện của các cơ quan hữu quan như UBMMTQVN huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, một số cán bộ chuyên môn. Do vậy, phải xác định rõ trách nhiệm giám sát của các chủ thể và mức độ tham gia của các tổ chức, cá nhân này để bảo đảm tính pháp lý của hoạt động giám sát.
Quy định cụ thể hơn quy trình, thủ tục hoạt động giám sát đối với các loại hình giám sát như bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh HĐND bầu, xác định rõ quy trình kiểm tra, khảo sát.
92
Thứ ba, về chế độ sinh hoạt phí, lương, phụ cấp của đại biểu HĐND huyện.
Theo quy định tại Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND thì hoạt động phí của đại biểu HĐND cấp huyện bằng hệ số là 0,4 mức lương cơ sở. Như vậy, nếu tính theo hệ số và mức lương cơ sở mới nhất hiện nay là 596.000 đồng thì khoản tiền này là rất ít. Do đó, cần tăng thêm hoạt động phí cho đại biểu HĐND và có những chính sách để khuyến khích các địa biểu HĐND khơng ngừng nâng cao trình độ, giữ vững phẩm chất của người đại biểu nhân dân, tránh được những tác động tiêu cực nền kinh tế thị trường.