1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
1.2.1. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Theo từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên thì thuật ngữ “giám sát” được ghi là: “Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy
định không” hoặc: “Là chức quan thời xưa trơng nom, coi sóc một loại cơng việc nhất định” [43, tr.764]. Quan niệm phổ biến hiện nay và được nhiều
người đồng tình đó là: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [39]. Như vậy, có thể thấy giám sát là sự theo dõi, quan sát mang tính
chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh.
Theo quy định tại Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (Luật số 87/2015/QH13) ngày 20 tháng 11 năm 2015, “Giám sát là
việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”[48]. Đồng thời, Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội và HĐND cũng xác định: “Chủ thể giám sát bao
gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và HĐND, TTHĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND” [48].
Qua những quy định mang tính QPPL nêu trên, hoạt động giám sát của HĐND được biểu hiện qua một số điểm sau:
- Thứ nhất, Hoạt động giám sát của HĐND là xem xét tình hình chấp
hành pháp luật, tổ chức thực hiện các nghị quyết HĐND của đối tượng giám sát, nhằm đánh giá tình hình, kết quả tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND, phát hiện những kinh nghiệm hay, cách làm tốt, giải pháp khả thi cũng như những hạn chế, vướng mắc hay các vi phạm trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật để quyết định những chủ trương và biện pháp đúng, bổ sung.
- Thứ hai, Hoạt động giám sát của HĐND còn được hiểu là hoạt động
theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến Pháp, Luật, Nghị quyết của HĐND, Ngồi
ra hoạt động giám sát của HĐND cịn bao gồm cả việc xử lý đối với những trường hợp, hành vi có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp, luật được phát hiện qua hoạt động giám sát của HĐND. Như vậy, giám sát của HĐND khơng chỉ nhằm mục đích phịng ngừa vi phạm pháp luật mà cịn có ý nghĩa đưa ra các biện pháp, cách thức ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và những người đứng đầu cơ quan đó.
- Thứ ba, Hoạt động giám sát của HĐND huyện nhằm bảo đảm việc thi
hành các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND ở địa phương được nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả; Giám sát để khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó kiến nghị, đề xuất, quyết định các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt hơn.
- Thứ tư, chủ thể thực hiện quyền giám sát gồm giám sát của tập thể
HĐND tại kỳ họp; Giám sát của TTHĐND; Giám sát của các ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND. Đối tượng thuộc quyền giám sát của HĐND bao gồm TTHĐND, các ban của HĐND (TTHĐND, các ban của HĐND vừa là chủ thể vừa là đối tượng giám sát), UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, TAND, VKSND cùng cấp; HĐND cấp dưới trực tiếp và các cơ quan nhà nước khác, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân trên địa bàn. Nội dung giám sát bao gồm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND cùng cấp.