1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của đại biểu HĐND huyện: Quyền và nghĩa vụ của đại biểu HĐND huyện được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Đại biểu HĐND huyện do cử tri bầu ra, thực hiện vai trò đại diện của nhân dân trong giám sát hoạt động của nhà nước. Do đó, đại biểu HĐND trong thực hiện quyền quyết định và giám sát phải thực sự thấm nhuần lý tưởng, đạo đức cách mạng, thực sự đại diện và có trách nhiệm với nhân dân, luôn trăn trở để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, đại biểu phải ln học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Đây là những địi hỏi từ phía chủ quan của đại biểu.
Thứ hai, năng lực, phẩm chất của đại biểu HĐND huyện: Trình độ chun
mơn, sự hiểu biết của đại biểu HĐND có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giám sát của HĐND. Theo đó, nếu đại biểu HĐND có hiểu biết tồn diện, sẽ có khả năng tiếp cận tồn diện, đầy đủ, đánh giá vấn đề một cách khoa học, từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Ngược lại, vấn đề sẽ bị nhìn nhận một cách phiến diện, đánh giá khơng đúng thực tế và không đưa ra được phương hướng, giải pháp phù hợp, gây tốn kém, thậm chí gây ra nhiều vấn đề phức tạp khác cho QLNN và xã hội.
- Thứ ba, cách thức thực hiện giám sát của HĐND huyện: Cách thức
giám sát của HĐND huyện có vai trị quan trọng đối với chất lượng giám sát. Cách thức đó thể hiện ở nhiều phương diện, như: trình tự, thủ tục giám sát; cơng tác chuẩn bị, lựa chọn các vấn đề để chất vấn; công tác điều hành hoạt động chất vấn, giám sát tại kỳ họp; cách thức, thời gian chất vấn...
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND huyện. Theo đó, luận văn đã làm rõ một số khái niệm về HĐND; chức năng của HĐND; vị trí, vai trị của HĐND huyện; đặc điểm, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND nói chung, HĐND huyện nói riêng.
Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, luận văn xác định nội dung và phương thức giám sát của HĐND huyện gồm: (1) Giám sát thông qua xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; (2) Giám sát thông qua chất vấn nghe trả lời chất vấn của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; (3) Giám sát thơng qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; (4) Giám sát thơng qua xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nghị quyết của HĐND cấp dưới; (5) Hoạt động giám sát chuyên đề và giám sát thường xuyên của HĐND huyện.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là khung lý thuyết để tác giả phân tích thực trạng hoạt động giám sát ở chương 2 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong chương 3.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện huyện An Lão, tỉnh Bình Định
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
An Lão là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bình Định, cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Quy Nhơn) 115 km; phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Nam giáp huyện Hồi Ân, phía Đơng giáp huyện Hồi Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện KBang (tỉnh Gia Lai).
Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao. Với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như trên, điều kiện giao thơng hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển KT - XH vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế.
An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, độ ẩm tương đối trung bình và cao hơn mức trung bình của các huyện trên địa bàn. Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, địa bàn huyện An Lão cũng thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ (lũ ống, lũ quét…) nên đời sống của nhân dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao.
Tính đến tháng 12/2020, huyện An Lão cps 10 đơn vị hành chính (9 xã và 01 thị trấn) có 8/10 xã đặc biệt khó khăn, 7 xã là người dân tộc thiểu số.
Bảng 2.1. Thông tin cơ bản về đơn vị hành chính thuộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định
STT Đơn vị hành chính 1 Thị trấn An Lão 2 Xã An Dũng 3 Xã An Hòa 4 Xã An Hưng 5 Xã An Nghĩa 6 Xã An Quang 7 Xã An Tân 8 Xã An Toàn 9 Xã An Trung 10 Xã An Vinh Tổng cộng/TB
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định, năm 2019)
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế, trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế của huyện An Lão tiếp
tục tăng trưởng và duy trì ở mức khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 1.450,3 tỷ đồng (giá cố định năm 2010), tăng bình quân hàng năm 13,06% [35]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ
Thu chi ngân sách địa phương hàng năm trên địa bàn huyện đều đạt chỉ tiêu tỉnh giao; bình quân hàng năm tăng 41,22%/năm [35]. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Kết cấu hạ tầng KT - XH được đầu tư có trọng điểm và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH. Trong giai đoạn 2015 - 2020,
huyện An Lão đã triển khai đầu tư xây dựng 561 cơng trình với tổng nguồn vốn 325,09 tỷ đồng [35]. Nhiều cơng trình dân sinh, giao thơng, thủy lợi được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ kịp thời sản xuất và đời sống Nhân dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi...
Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới được triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Đến cuối năm 2020 trên địa bàn huyện An Lão có 02 xã An Hịa và An Tân đạt chuẩn nơng thơn mới; tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 36,34%, đến cuối năm 2020 giảm cịn 26,92%, bình qn hàng năm giảm khoảng 7,6% [35].
Về một số lĩnh vực xã hội: Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2019, tồn huyện An Lão có 7954 hộ (7915 hộ dân cư và 39 hộ đặc thù), với 27.837 nhân khẩu. Trong đó: khu vực thành thị có 4.120 người và khu vực nơng thơn có 23.717 người; về giới tính nam có 13.770 người và nữ có 14.067 người; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 42% dân số toàn huyện; mật độ dân số 453 người/km² [14].
Bảng 2.2. Thông tin về cơ cấu dân cƣ theo thành phần dân tộc của huyện An Lão, tỉnh Bình Định
TT Thành phân dân tộc 1 Kinh 2 Bana 3 Hrê 4 Dân tộc khác Tổng cộng
Trong giai đoạn 2015 - 2020, quy mô, chất lượng giáo dục, đào tạo phát triển khá, đội ngũ cán bộ, giáo viên được chuẩn hóa; cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ; Các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao,...có nhiều chuyển biến tích cực. Cơng tác QLNN về văn hóa và các dịch vụ văn hóa được tăng cường; Cơng tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, các chính sách xã hội và an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực. Các chế độ chính sách xã hội và an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, đúng đối tượng và đảm bảo theo quy định.
Như vậy, mặc dù đã đạt được một số thành tực trong phát triển KT - XH, nhưng đến nay An Lão vẫn cịn là huyện nghèo, kinh tế có bước tăng trưởng khá, nhưng giá trị sản xuất còn thấp; một số chỉ tiêu trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp chưa đạt so với nghị quyết đề ra. Thu ngân sách trên địa bàn chưa cao; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ; QLNN về xây dựng, đất đai, tài ngun, khống sản cịn bất cập; tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững. Chất lượng giáo dục và đào tạo tuy có chuyển biến nhưng chưa đồng đều giữa các vùng. QLNN về y tế còn hạn chế; giải quyết việc làm cho người lao động cịn khó khăn, xuất khẩu lao động đạt tỷ lệ còn thấp. Sự phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên. Hiệu lực, hiệu quả QLNN ở một số địa phương cịn hạn chế; an sinh xã hội có nơi chưa thật sự tốt; một số tệ nạn xã hội vẫn cịn xảy ra… tình trạng xâm hại tài ngun rừng giảm nhưng vẫn cịn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
2.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định
2.2.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Thường trực HĐND huyện An Lão khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 06 thành viên. Trong đó Chủ tịch HĐND huyện là Bí thư Huyện ủy kiêm
nhiệm, 01 Phó Chủ tịch là Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, 01 Phó Chủ tịch là Ủy viên Ban chấp hành và 03 Ủy viên TTHĐND chuyên trách (gồm Trưởng các Ban: KT - XH, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc của HĐND huyện). Đến cuối nhiệm kỳ, do yêu cầu công tác (chuyển cơng tác, nghỉ hưu), nhân sự TTHĐND huyện có những thay đổi, bổ sung. Đến đầu năm 2021, TTHĐND huyện còn 05 thành viên, gồm Chủ tịch HĐND huyện là Bí thư Huyện ủy hoạt động kiêm nhiệm và 01 Phó Chủ tịch HĐND huyện là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và Trưởng các ban hoạt động chuyên trách. Mặc dù có sự thay đổi về nhân sự nhưng TTHĐND huyện vẫn đảm bảo về cơ cấu và năng lực thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định
(Nguồn: HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định)
Ghi chú:
: Chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ phối hợp
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và đặc thù của địa phương, HĐND huyện An Lão khóa IX (2016 - 2021) có 03 Ban: Ban KT - XH, Ban Pháp chế và Ban Dân tộc. Đứng đầu mỗi Ban là Trưởng ban hoạt động chuyên trách do HĐND bầu, khơng có Phó ban.
HĐND huyện An Lão có 8 tổ đại biểu tổ chức theo 10 đơn vị hành chính cấp xã và theo đơn vị bầu cử, mỗi Tổ có từ 3 đến 4 đại biểu (trong đó xã An Hịa có 03 tổ, cụm xã An Quang - An Toàn - An Nghĩa 01 tổ, cụm xã An Vinh - An Dũng 01 tổ, cụm xã An Hưng-An Trung 01 tổ, các xã còn lại mỗi địa phương 01 tổ); cơ cấu gồm Tổ trưởng và các đại biểu.
Thư ký các kỳ họp HĐND huyện đã được HĐND chỉ định và thơng qua gồm lãnh đạo Văn phịng HĐND & UBND huyện làm thư ký các kỳ họp HĐND trong suốt nhiệm kỳ.
Nhìn chung, trong đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, với việc bố trí đại biểu chun trách tăng 01 Phó Chủ tịch HĐND và 03 ban hoạt động chuyên trách theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Đến gần cuối nhiệm kỳ, khi thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, từ tháng 9/2020, TTHĐND huyện đã giảm 01 HĐND cấp huyện. Tuy nhiên công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát của TTHĐND vẫn được thực hiện hiệu quả hơn, chất lượng hoạt động của HĐND huyện càng ngày càng được nâng cao.
Bảng 2.3. Số lƣợng và cơ cấu đại biểu HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định (2016 - 2021) Tổng số đại biểu Đầu Bãi nhiệm nhiệm kỳ (2016) 30
Hội đồng nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 30 đại biểu được bầu, bằng với số đại biểu được bầu ở nhiệm kỳ 2011- 2016. Đến cuối nhiệm kỳ, giảm 02 đại biểu. Trong đó, đại biểu nữ có 04 người (chiếm 13,3%); 09 đại biểu là người dân tộc thiểu số (chiến 30%); 19 đại biểu tái cử (63,3%). Số lượng đại biểu chuyên trách 05 đại biểu (đến cuối nhiệm kỳ còn 4 đại biểu).
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đại biểu HĐND huyện An Lão theo trình độ chun mơn
ĐVT: %
(Nguồn: Văn phịng HĐND và UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định)
Về trình độ chun mơn: Tính đến hết tháng 10/2020, trong tổng số 28 đại biểu HĐND huyện An Lão, có 19/28 đại biểu (chiếm 67.86%) có trình độ đại học; 5/28 đại biểu (chiếm 17.86%) có trình độ trên đại học; có 4/28 đại biểu (14.29%) có trình độ trung cấp và cao đẳng.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đại biểu HĐND huyện An Lão theo trình độ LLCT
ĐVT: %
(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định)
Về trình độ LLCT, 100% đại biểu của HĐND huyện An Lão là Đảng viên. Trong đó, có 18/28 đại biểu (chiếm 64.29%) có trình độ Cao cấp LLCT hoặc Cử nhân chính trị; có 9/28 đại biểu (chiếm 32.14%) có trình độ Trung cấp LLCT; 01/28 đại biểu (chiếm 3.57%) có trình độ sơ cấp chính trị.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu đại biểu HĐND huyện An Lão theo độ tuổi
ĐVT: %
(Nguồn: Văn phịng HĐND và UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định)
Về cơ cấu theo độ tuổi, đại biểu HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi chiếm đa số với 17/28 người (chiếm 60.71%), khơng có đại biểu dưới 35 tuổi; số đại biểu có độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi có 10 người (chiếm 35.71%); có 01 đại biểu trên 60 tuổi (chiếm 3.57%).
2.2.2. Kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2021
2.2.2.1. Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp của Hội đồng nhân dân
Kỳ họp là hoạt động chính, quan trọng trong hoạt động HĐND. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện đã tổ chức 13 kỳ họp, trong đó có 11 kỳ họp thường kỳ, 02 kỳ họp chuyên đề [19]. Mỗi kỳ họp HĐND huyện được tổ chức từ 1,5 đến 2 ngày, kỳ họp bất thường được tổ chức 01 buổi. Tỷ lệ đại biểu HĐND tham gia các kỳ họp đều đạt từ 95 đến 100%; các vấn đề quan trọng
của địa phương về KT - XH, quốc phịng - an ninh, xây dựng chính quyền đều được HĐND huyện xem xét quyết định tại kỳ họp, đảm bảo đáp ứng với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với thực tiễn địa phương và quan tâm những vấn đề quan trọng, an sinh xã hội cần giải quyết, tháo gỡ kịp thời.
Công tác chuẩn bị, xây dựng chương trình kỳ họp thường xuyên được đổi mới, ngày càng chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, chất lượng, hiệu quả. Ln có sự phối hợp chặt chẽ giữa TTHĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN huyện và các ngành liên quan trong chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, tiếp xúc cử tri, khảo sát, thẩm tra tờ trình, chuẩn bị nội dung vấn đề chất vấn, báo cáo, dự thảo nghị quyết…
Công tác tổ chức các kỳ họp có nhiều đổi mới, chủ tọa điều hành kỳ họp đảm bảo dân chủ, linh hoạt theo hướng giảm thời gian đọc báo cáo, tăng thời gian thảo luận, chất vấn làm rõ những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau, tạo sự nhất trí, phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu HĐND trong thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Số ý kiến đại biểu tham gia phát biểu tại tổ thảo luận, phát biểu tại hội trường ngày càng tăng.
Đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, các câu hỏi