1.2.1. Nội dung pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan trong lĩnh vực quản lý đất đai, của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.- Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai. Giải quyết khiếu nại về đất đai được thực hiện theo các quy định như: Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Luật Khiếu nại được xây dựng nhằm quán triệt đồng thời cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.
- Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại nói chung, thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng phản ánh được tính chất của nền dân chủ. Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục đích của Khiếu nại là bảo
vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
- Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại cũng là phương tiện để đấu tranh phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
1.2.2. Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Thực hiện Pháp luật là hành vi của chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, nghĩa là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức sau: Tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật và thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước hoặc cán bộ, cơng chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện hoạt động thực hiện pháp luật khi Nhà nước trao quyền thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hanh vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Về pháp lý, thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó khơng trái và khơng vượt q khn khổ của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. Về hình thức của việc thực hiện pháp luật được phân thành bốn hình thức cơ bản sau:
- Tuân thủ pháp luật. - Thi hành pháp luật. - Sử dụng pháp luật. - Áp dụng pháp luật.
Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hình thức chủ yếu là áp dụng pháp luật, bằng các hoạt động thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền ban hành khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai đối với người khiếu nại chủ yếu là với hình thức sử dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật khi họ sử dụng quyền khiếu nại của mình để khiếu nại và sự tuân thủ các trình tự, thủ tục của người khiếu nại đã được pháp luật quy định trong quá trình khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên chủ thể chính của giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước nên đây cũng là nội dung chính của bản luận văn này tập trung nghiên cứu.
1.2.3. Nguyên tắc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Theo Điều 4, Luật Khiếu nại năm 2011: "Việc khiếu nại và giải quyết
khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời'.
- Nguyên tắc thực hiện theo quy định của pháp luật: nguyên tắc này đòi hỏi phải thực hiện đúng nội dung các quy định pháp luật và đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.
- Nguyên tắc đảm bảo khách quan: Nguyên tắc này địi hỏi cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, đánh giá khách quan tình hình vụ việc, khách quan trong việc thu thập, xem xét các bằng chứng, tại liệu và khách quan trong giải quyết khiếu nại.
- Nguyên tắc công khai, dân chủ: Nguyên tắc này đảm bảo hoạt động giải quyết khiếu nại phải luôn được công khai, minh bạch, đảm bảo các quy định của pháp luật, các ý kiến, kiến nghị cũng như nguyện vọng của công dân phải được tôn trọng, được ghi nhận và xem xét, đảm bảo quyền khiếu nại của cơng dân và bình đẳng trước pháp luật khi công dân thực hiện quyền khiếu nại.
1.2.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Cần phải xác định rõ đối tượng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đồng thời đối tượng đó giải quyết những loại khiếu nại nào, từ đó sẽ tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại, tránh được sự chồng chéo và tạo được thuận lợi cho cơng dân, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai: Theo Điều 17 đến Điều 26 Luật giải quyết khiếu nại năm 2011:
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan
thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giám đốc sở và cáp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tich UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nạihoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ đã giải quết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm
quyền quản lý Nhà nước Bộ, nghành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cơng tác giải quyết của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2, Điều 24 của Luật khiếu nại; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
1.2.5. Điều kiện thụ lý đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai
- Những khiếu nại về đất đai đủ điều kiện thụ lý là những khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái với pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khiếu nại.
- Mặt khác, Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 11, Luật Khiếu nại năm 2011 sẽ không được thụ lý giải quyết:
Một là, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên đối với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vvi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
Hai là, quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khơng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
Ba là, người khiếu nại khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà khơng có đại diện hợp pháp;
Bốn là, người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
Năm là, đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Sáu là, thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà khơng có lý do chính đáng;
Bảy là, khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; Tám là, có văn bản thơng báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
Chín là, việc khiếu nại đã được Tịa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tịa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tịa án.
1.2.6. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
Theo khoản 2, Điều 204, Luật Đất đai năm 2013: "Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính".
Theo Luật khiếu nại năm 2011, quy định trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại từ Điều 27 đến Điều 34, cụ thể như sau:
1.2.6.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu * Thụ lý giải quyết khiếu nại:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại năm 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ
quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp khơng thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ
lý do. * Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng khơng q 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
* Xác minh nội dung khiếu nại:
Xác định đây là khâu quan trọng để có cơ sở giải quyết khiếu nại và kết luận nội dung khiếu nại.
* Tổ chức đối thoại:
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả nội dung khiếu nại cịn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
- Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
- Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
- Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. * Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:Ngày, tháng, năm ra quyết định; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay tồn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung