Đánh giá chung về thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 78)

2.2.1. Kết quả đạt được

- Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, là một kênh thông tin khách quan khản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện cơng vụ của cán bộ, cơng chức. Do đó, cơng tác thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai khơng những có vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại nói chung và thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm.

- Trong những năm qua, nhất là từ sau khi Luật khiếu nại 2011 có hiệu lực thì hành từ ngày 01/7/2012, cơng tác giải quyết khiếu nại nói chung, và cơng tác thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định.

- Khắc phục được những hạn chế, bất cập liên quan đến trình tự, thủ tục trong công tác thực hiện pháp luật: Theo quy định của Luật khiếu nại 2011 thì trình tự giải quyết khiếu nại gồm hai giai đoạn: Giải quyết khiếu nại lần đầu

(do người có quyết định hành chính, hành vi hành chính xem xét lại quyết định, hành vi hành chính của mình bị khiếu nại) và giải quyết khiếu nại lần hai (do cấp trên của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại xem xét lại việc giải quyết khiếu nại lần đầu). Như vậy, ở giai đoạn giải quyết khiếu nại lần đầu thì người có quyết định hành chính, hành vi hành chính là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và cũng là người hiểu rất rõ về nội dung vụ việc khiếu nại.

- Khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, sự tham gia của luật sư trong qúa trình giải quyết khiếu nại, việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại.

- Khắc phục những bất cập, hạn chế liên quan đến việc tổ chức,

thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. 2.2.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại và hạn chế sau: Một là, bất cập, hạn chế của pháp luật về đất đai giai đoạn vừa qua và hiện nay: Hệ thống pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cao

nhất là chế định về đất đai trong Hiến pháp; sau đó là pháp luật về đất đai với

ý nghĩa là pháp luật về nội dung, cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ đất đai mà từ đó đã phát sinh các khiếu nại hành chính, đồng thời pháp luật về đất đau cũng là cơ sở để áp dụng giải quyết các khiếu nại về đất đai phát sinh. Có thể

nói rằng một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tranh chấp hành chính về đất đai gay gắt trong giai đoạn vừa qua là do Luật đất đai cũ có quá nhiều bất cập trong việc thu hồi, định giá, đền bù, hỗ trợ tái định cư… Đây cũng là những nội dung mà trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2013 đã có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia đề xuất, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập mà nếu việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện không tốt sẽ tiếp tục gây mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích với người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Hai là, thiếu căn cứ pháp lý trong việc ban hành các quyết định hành chình và thực hiện hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai: Đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong quản lý về đất đai nhưng hiện nay việc thực hiện các hành vi hành chính và ban hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đang cịn có nhiều vấn đề. Việc phân biệt giữa quyết định hành chính và hành vi hành chính trong các cơ quan có thẩm quyền đơi khi cịn lúng túng. Thực tế, khó xác định hành vi hành chính mang tính nội bộ hay hành vi hành chính là đối tượng của khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính. Đặc biệt, do chưa có quy định về việc ban hành quyết định hành chính trong quản lý nhà nước nói chung, trong quản lý về đất đai nói riêng cho nên việc ban hành các quyết định hành chính trong việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất, cịn có hiện tượng sai đối tượng, thiếu căn cứ, khơng tn thủ trình tự thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng, không thẩm tra xem xét xem người được giao có nhu cầu sử dụng đất hay không…

Ba là, hệ thống pháp luật quy định giải quyết khiếu nại về đất đai thiếu đồng bộ. Luật khiếu nại và Luật đất đai có các quy định khơng thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại của công dân. Cho đến nay, vẫn chưa có

hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa cơ quan hành chính và Tịa án nhân dân, giữa Bộ quản lý chyên ngành và Thanh tra Chính phủ. Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan tịa án chưa cụ thể, rõ ràng nên nhiều trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần giữa Tòa án nhân dân và UBND nhưng vẫn không được tiếp nhận để giải quyết.

Bốn là, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, cịn nhiều điểm có xung đột trong tồn hệ thống pháp luật nước ta. Riêng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật giải quyết khiếu nại. Về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, có sự khác nhau giữa Luật xây dựng và Luật đất đai.

Năm là, Luật khiếu nại là luật chung và quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính cho tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý hành chính. Tuy nhiên, theo Luật đất đai năm 2013, các khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai được giải quyết theo một cơ chế riêng, khơng theo trình tự được quy định trong Luật khiếu nại. Điều này có vẻ như nghịch lý, song đây là một thực tế bất cập hiện nay.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+ Giai đoạn trước khi Luật khiếu nại được ban hành và có hiệu lực thì hệ thống pháp luật liên quan đến khiếu nại còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác giải quyết khiếu nại.

+ Cơ chế, chính sách liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa nhất quán, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường so với giá trị thực tế; một số dự án thu hồi đất sản xuất

của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất bỏ hoang, lãng phí, trong khi nơng dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại.

+ Trong q trình thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với đất đai, thành lập nơng trường, lâm trường, tập đồn, hợp tác xã, thực hiện giao khốn đến giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng cịn có những vấn đề tồn tại dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo và một số chính sách nhà ở trong việc mua bán, cho mượn, ở nhờ giữa các bên khơng có giấy tờ rõ ràng, hồ sơ bị thất lạc nên phát sinh tranh chấp.

+ Do việ giải quyết liên quan đến chế độ, chính sách đối với người có cơng với cách mạng, chế độ an sinh xã hội ở nước ta là rất lớn, trong khi tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách do thời gian quá lâu nên bị thất lạc hoặc không đầy đủ, rõ ràng cũng như hướng dẫn của cơ quan chức năng chưa kịp thời, cụ thể cũng làm phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo ở lĩnh vực này.

+ Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại lĩnh vực đất đai, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn dẫn đến tình trạng người đi khiếu kiện lúng túng, mất nhiều thời gian, công sức khi phải đi hết nơi này đến nơi khác. Khi phát sinh khiếu kiện, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, cịn né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc khơng có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những điều kiện mới phức tạp hơn.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai cịn nhiều yếu kém, có

+ Cơng tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi, nắm tình hình, đơn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực chưa thường xuyên, nhất là những vấn đề bức xúc của nhân dân, nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết đúng pháp luật và đã có hiệu lực, nhưng việc thực hiện chưa kịp thời, không triệt để.

+ Luật khiếu nại 2011, Luật đất đai 2013 đã quy định thời hạn, thời

hiệu thụ lý giải quyết khiếu nại cũng như điều kiện để thụ lý nhưng trên thực tế khi chỉ đạo, giải quyết khiếu nại không thực hiện theo các quy định của luật, không thực hiện thẩm quyền được giao mà lại có văn bản yêu cầu địa phương phải xem xét, giải quyết lại. Tuy nhiên, số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo được xem xét lại rất ít nên công dân lại tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại lịng vịng, kéo dài, khơng có điểm dừng.

+ Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết kịp thời,

đúng pháp luật, trình tự, thủ tục giải quyết cịn thiếu sót, cịn nhiều vụ việc khơng tổ chức đối thoại với người khiếu kiện, không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, có trường hợp việc giải quyết không kịp thời, thiếu trách nhiệm dẫn đến người dân manh động, "tự giải quyết" theo cách của mình dẫn đến vi phạm pháp luật.

+ Một số địa phương có lúc chưa chú trọng đến cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, vận động, thuyết phục cũng như việc tổ chức đối thoại, thương lượng, hòa giải với nhân dân, chưa tập trung giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu chưa cao, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

+ Một số địa phương chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cịn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết

khiếu nại, tố cáo, cơng tác cải cách hành chính cịn chậm nên có những việc để chậm trễ hoặc làm chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến người khiếu nại thêm bức xúc.

+ Về phía cán bộ, cơng chức thực thi cơng vụ: Cán bộ, công chức tại một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tiếp cơng dân; trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ và thiếu khách quan, công tâm trong thực thi công vụ.

+ Về phía người dân đi khiếu nại: Do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, một số cá nhân khiếu nại cầu may, một số phần tử cơ hội, phản động, lợi dụng lơi kéo, kích động người dân khiếu nại, tố cáo chiếm trụ sở nơi tiếp công dân, gây mất trật tự cơng cộng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w