Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI

2.3.2 Những hạn chế

Thứ nhất, về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội: Công tác quản lý

nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận cịn gặp rất nhiều khó khăn do chưa thực sự đồng bộ từ việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với quản lý thu thuế, quản lý thu BHXH và quản lý lao động. Nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhưng khi BHXH quận đi xuống thì khơng tìm thấy địa chỉ, hoặc có địa chỉ nhưng khơng có đơn vị, hoặc đơn vị hoạt động một thời gian không hiệu quả thì tự chuyển đi nơi khác hoặc tạm dừng hoạt động….

Một số doanh nghiệp đã có mã số thuế nhưng không tham gia BHXH với rất nhiều lý do như: chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa ký hợp đồng lao động với người lao động hoặc do mới thành lập chưa có doanh thu, người lao động đang trong q trình học việc….

Thứ hai, về tình trạng trốn khơng tham gia Bảo hiểm xã hội: Hiện nay, tình

trạng trốn đóng như không tham gia BHXH, tham gia không đủ số người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn diễn ra. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến quỹ BHXH, xâm hại đến quyền lợi của NLĐ. Mặc dù, số đơn vị và số người tham gia BHXH hàng năm có tăng nhưng mới chỉ đạt chưa đến 40% số đơn vị hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vận dụng việc ký các hợp đồng thời vụ, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khốn việc… để trốn đóng BHXH.

Cơng tác phối hợp cung cấp thông tin, thống kê, nắm bắt số lao động thực tế đang sử dụng trong các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đôn đốc tham gia BHXH còn bất cập. Các số liệu thống kê về lao động không thống nhất, Điều này làm ảnh hưởng đến cơng tác tổng hợp, phân tích và đánh giá việc chấp hành pháp luật về BHXH đối với NLĐ làm việc trong khu vực này. Bản thân một số NLĐ còn thiếu

hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH nên đã khơng đấu tranh địi NSDLĐ phải thực hiện nghĩa vụ về trích nộp BHXH cho mình, Đồng thời, nhiều đơn vị NSDLĐ đã lơi kéo NLĐ cùng đồng tình trong việc trốn đóng BHXH.

Thứ ba, về nợ BHXH: Qua các báo cáo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ hàng

tháng của BHXH quận Hai Bà Trưng cho thấy, tình trạng trốn đóng, nợ đọng, BHXH vẫn phổ biến ở nhiều loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước ở các ngành giao thông, xây dựng, các tập đoàn đang cơ cấu lại, các đơn vị ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các đơn vị nhỏ, siêu nhỏ. Nợ BHXH cũng rất đa dạng và phức tạp như đóng BHXH chưa đầy đủ, kịp thời, nợ kéo dài và với số tiền lớn làm ảnh hưởng tới các chế độ của NLĐ. Có thể thấy, việc trốn đóng BHXH cho NLĐ đang là “bệnh” của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế - xã hội và ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp phải chịu áp lực lớn từ các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong đó có khoản lương, BHXH… khiến nhiều doanh nghiệp khơng có khả năng tài chính để đóng đủ, đúng hạn tiền BHXH, cụ thể như [5]:

Một số đơn vị sử dụng lao động có hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn thực sự như: Cty cổ phần đầu tư & xây lắp 5, Cty CP phụ tùng và tư vấn ô tô, Công ty CP xây dựng công trinh 507, Công ty TNHH Triều Nhật, Công ty Đồng Tháp…

Một số doanh nghiệp sau thời gian cổ phần hóa có thay đổi cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị mới thiếu sự quan tâm và chậm thanh tốn các khoản nợ cũ như Cơng ty Cp xây dựng đường bộ 248, Công ty Vilexim…

Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, tổn thất nặng nề do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 như: CN Tổng công ty Hàng không VN - CTCP khu vực miền Bắc, Công ty CP thương mại dịch vụ 30 shine, Công ty Nevada …

Một số doanh nghiệp có sự tranh chấp về quyền sở hữu Cơng ty dẫn đến có sự đùn đẩy trách nhiệm trong việc thanh toán các khoản nợ như: Cty CP xây dựng cơng trình Giao thơng 1, Cty CP cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long…

Một số đơn vị nợ đọng kéo dài do chưa thanh toán được các khoản nợ từ ngân sách Nhà nước như: Cơng ty CP Mai Động, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Cơng ty CP xây dựng cơng trình 507…

Bên cạnh đó vẫn cịn hiện tượng tại một số đơn vị chủ sử dụng lao động chây ì, cố tình chậm đóng dẫn đến nợ kéo dài, có biểu hiện trốn tránh, gây khó khăn, khơng hợp tác hoặc trì hỗn khi đồn cơng tác của BHXH quận xuống đơn vị lập biên bản đốc thu như: Cty CP ĐTTM & XD đơ thị Hà Nội, Cty CP cơ khí Phú Sơn, CTy Cơ Khí XD Phúc Sơn…

Nhiều đơn vị sử dụng lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các qui định của Bộ Luật Lao động, Luật BHXH, BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động về quản lý, sử dụng lao động như không lập sổ quản lý lao động, không xây dựng thang lương, bảng lương; không báo cáo việc sử dụng lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương; không ký hợp đồng với người lao động; khơng trích đóng hoặc đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Biện pháp đốc thu chủ yếu vẫn là tuyên truyền, vận động, việc xử phạt vi phạm hành chính cịn gặp nhiều khó khăn, cịn tình trạng đơn vị khơng hợp tác khi cơ quan BHXH đôn đốc thu nộp, thanh tra, kiểm tra. Việc Tổ chức Cơng đồn khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH còn gặp nhiều vướng mắc về một số thủ tục quy định.

Trên địa bàn quận tập trung khoảng 70% là đơn vị có số lao động nhỏ và vừa, địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khơng cố định, thường xun có sự thay đổi địa chỉ và người làm cơng tác BHXH gây nhiều khó khăn cho BHXH quận trong việc đốc thu và xác định tình trạng hoạt động.

Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có chiều hướng tăng, việc xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động… vẫn chưa có quy định, hướng dẫn giải quyết.

Do tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn, nhiều đơn vị thường xuyên có sự thay đổi về trụ sở làm việc dẫn đến cơng tác rà sốt tình trạng hoạt động của đơn vị cịn gặp nhiều khó khăn nhất là với những doanh nghiệp có trụ sở ngồi quận.

Trong cơng tác kiểm tra các trường hợp đóng BHXH 6 tháng và thanh tốn thai sản cịn gặp nhiều khó khăn do cịn có tình trạng một số đơn vị sử dụng lao động tỏ thái độ bất hợp tác khi BHXH quận yêu cầu xác minh. Ngoài ra cơ chế, chính sách pháp luật cịn chưa đầy đủ, chồng chéo, đặc biệt là khâu tổ chức thực thi chưa đủ chặt chẽ và nghiêm khắc để xử lý các trường hợp vi phạm cũng dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài. Chính vì yếu tố này mà có khơng ít doanh nghiệp cố tình chậm đóng BHXH nhằm chiếm dụng tiền để phục vụ đầu tư, kinh doanh hay cho các mục đích khác, Ngồi ra, tình trạng nợ ảo cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng số nợ đọng BHXH. Nợ ảo là khoản nợ của cac doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng giao dịch những vẫn phải theo dõi, thể hiện trên báo cáo, tạo ra những số liệu khơng trung thực về tổng nợ BHXH của tồn quận.

Như theo số liệu báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2019 của BHXH quận Hai Bà Trưng: tình trạng nợ đọng BHXH vẫn tiếp tục diễn ra. Số nợ BHXH, BHYT, BHTN tính đến ngày 31/12/2019 là 71,1 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ nợ 2,81% so với kế hoạch thu, Số nợ của các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng giao dịch là 101,7 tỷ đồng, nếu tính cả số nợ này tổng số nợ của quận là 172,8 tỷ đồng tương đương tỷ lệ nợ 6,8% [6].

Thứ tư, về thực hiện chi trả các chế độ BHXH: BHXH quận phối hợp với

Bưu điện Trung tâm 6, UBND 18 phường triển khai công tác chi lương hưu, trợ cấp BHXH thời gian qua đạt hiệu quả cao, song việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp qua đời có lúc, có việc cịn chưa chặt chẽ, báo giảm chưa kịp thời dẫn đến chi sai, chi không đúng cho người được hưởng nên BHXH quận phải thực hiện thủ tục truy thu. Việc kiểm tra, kiểm soát đối tượng đi lĩnh thay chưa có giấy ủy quyền có lúc, có việc cịn chưa chặt chẽ nên cịn tình trạng lĩnh hộ, lĩnh thay chưa đúng quy định. Nhiều trường hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH cùng đồng thời là đối tượng hưởng chính sách người có cơng, nhưng nay chỉ có ngành BHXH thực hiện chi trả qua thẻ ATM, trong khi ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả bằng tiền mặt nên gây khó khăn, bất tiện cho đối tượng thụ hưởng.

Trong chi trả chế độ ngắn hạn: Tình trạng đơn vị có dấu hiệu làm dụng quỹ ốm đau, thai sản vẫn cịn nhiều, trong đó phổ biến là tăng mức đóng đột biến trước khi nghỉ ốm, nghỉ thai sản; chỉ tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ 6 tháng trước khi nghỉ thai sản để đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản; làm giả giấy ốm của các cơ sở khám chữa bệnh để hưởng chế độ ốm đau. Do đó BHXH quận mất rất nhiều thời gian trong việc thẩm định, xác minh hồ sơ hưởng chế độ.

Thứ năm, về việc giải quyết nghiệp vụ thu thường xuyên hàng tháng: Trong

công tác thực hiện đối chiếu thu nộp BHXH hàng tháng vẫn cịn để xảy ra sai sót như: cập nhật thiếu phát sinh tăng, giảm người tham gia BHXH, nhập sai mức lương đóng BHXH, nhập thiếu phát sinh lãi đối với các trường hợp truy thu….

Nhiều sai sót, có dấu hiệu lạm dụng trong q trình báo tăng, giảm, điều chỉnh mức đóng, căn cứ đóng BHXH của đơn vị cịn chưa được BHXH quận phát hiện kịp thời như: truy thu BHXH trước khi báo giảm nghỉ thai sản, báo tăng lương đột biến sau đó báo giảm hưởng chế độ ốm đau, thai sản; tăng mới BHXH với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc với mức lương không cộng thêm 7% qua đào tạo; đóng sai chức danh để hưởng chế độ nặng nhọc, độc hại; đóng BHXH cho chủ hộ kinh doanh cá thể….

Tình trạng giải quyết hồ sơ thu, cấp sổ BHXH bị chậm muộn cịn xảy ra, có lúc, có việc cịn chưa kịp thời, khiến cho người đơn vị và người lao động còn phải đi lại nhiều lần.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w