Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ

1.6.1. Tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Huyện Đơng Anh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9 ha (182,14km2). Là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ đơ Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, có 33,3 km đường sơng (sơng Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện Khê).

Trong năm 2017, cơng tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn đã được triển khai thực hiện có hiệu quả từ Huyện đến cơ sở, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, không xảy ra sự cố nào về đê điều, cơng trình thủy lợi. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án, chuẩn bị nhân lực, vật tư phục vụ cơng tác phịng chống lụt bão được các đơn vị, các tiểu ban, tiểu khu thực hiện nghiêm túc. Tinh thần chủ động ứng phó được thực hiện tốt, đặc biệt ở một sơ phịng ban đơn vị như: Tiểu khu tả Hồng, Tiểu khu tả Đuống, Tiểu khu Cà Lồ, Tiểu ban kỹ thuật hộ đê, Tiểu ban chống ngập nội đồng…. Ban chỉ huy đã thường xuyên đôn đốc, hướng

dẫn các Tiểu ban, Tiểu khu, các đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện từ Huyện đến cơ sở, đảm bảo sát thực tế theo phương phâm “4 tại chỗ”.

Trong mùa mưa bão năm 2017 có 16 cơn bão hoạt động trên biển Đơng, trong đó có cơn bão số 2 và cơ bão số 11 đổ bộ trực tiếp vào khu vực đồng bằng Bắc bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Hà Nội gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, Ban chỉ huy đã thẩm định, phê duyệt 9 phương án, ban hành 7 Công điện để chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp chống bão, chộng lũ đạt kết quả cao. Tình hình thiệt hại trong cơn bão số 2 tuy không

35

gây thiệt hại về người nhưng mưa to đã gây thiệt hại một số diện tích lúa mới cấy trên địa bàn Huyện, ngập úng thiệt hại 100% là 8,5 ha, trong đó tại xã Việt Hùng là 3,5%, xã Liên Hà là 5 ha; ngập úng thiệt hại 50% là 16 ha, trong đó xã Việt Hùng là 3 ha, xã Liên Hà 13 ha.

Kiện tồn Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn Huyện Đơng Anh năm 2018 gồm 27 ông bà do Chủ tịch UBND Huyện làm Trưởng ban, thành lập 8 tiểu ban, 3 tiểu khu; thành lập Đội xung kích tập trung làm nhiệm vụ phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 gồm 80 đội viên tại 10 xã ven sông Hồng và sông Cà Lồ. Đồng thời triển khai các phương án kỹ thuật hộ đê, chống úng, chuẩn bị vật tư, kỹ thuật hộ đê bảo vệ trọng điểm đê, kè Xuân Canh

- cống Long Tửu; phương án phịng chống lụt bão cụm cơng trình cống qua đê Hải Bối.

1.6.2. Tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hịa Bình, rộng 210,76 km2, có địa hình dốc và bị chia cắt. Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sơng Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hịa Bình.

Năm 2018, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã làm 25 nhà dân bị ảnh hưởng, hư hỏng nặng. Mưa lũ gây thiệt hại 2.250 cây ăn quả các loại, trên 467 ha lúa và hoa màu. Nước lũ cuốn trôi làm chết 795 con gia cầm, trên 32 ha thủy sản và ao cá bị tràn, vỡ, 6 cơng trình giao thơng bị hư hỏng, sạt lở nhiều ao, hồ và một số tuyến đường trọng yếu. Ước tính thiệt hại khoảng 18,5 tỷ đồng.

Rút kinh nghiệm từ những năm qua và trước tình hình thời tiết biến đổi phức tạp, nhiều loại hình thiên tai khó lường, huyện Kỳ Sơn đã triển khai các phương án PCTT - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2019 theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chỉ đạo

36

các cấp, ngành triển khai các phương án, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thiên tai. Đồng thời kiện tồn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; chỉ đạo các xã, ngành xây dựng phương án PCTT, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá, rà soát xây dựng phương án sơ tán dân trên địa bàn; tuyên truyền nâng cao ý thức và năng lực của cộng đồng cũng như doanh nghiệp về PCTT, sự cố, TKCN; chuẩn bị trang thiết bị thông tin, truyền thông phục vụ cơng tác PCTT&TKCN. Theo dõi sát sao tình hình thời tiết, khí hậu để ra các cơng văn, cơng điện chỉ đạo kịp thời.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện huy động các lực lượng gồm cơng an, qn đội, y tế, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và dân quân, nhân dân các xã trên 2.200 người. Chuẩn bị dự trữ gạo, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ các hộ nằm trong vùng nguy cơ thiên tai. Trung tâm Y tế huyện chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị y tế sẵn sàng cho công tác sơ cấp cứu trong mọi tình huống; huy động 8 xe ơ tơ các loại từ các đơn vị UBND huyện, Công an, Ban CHQS, Kiểm lâm huyện và các xã, thị trấn. Huyện chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đủ cơ số rọ thép, cọc tre, thuyền máy cứu hộ, đèn pin, máy phun thuốc sát trùng, lều bạt khi có nhu cầu. Trên địa bàn huyện có 1.260 hộ với 5.222 nhân khẩu sống tại khu vực ven sơng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất và nơi bị sụt lún đất, khi có thiên tai cần sơ tán đến địa điểm an tồn khi có lệnh. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chỉ đạo các địa phương tun truyền mỗi gia đình phải có kế hoạch dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác đảm bảo cho gia đình sinh hoạt trong ít nhất 10 ngày khi có tình huống bất trắc; có phương án, kế hoạch tổ chức tốt công tác cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn kịp thời.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan kiểm tra, rà sốt tất cả các cơng trình giao thơng, thủy lợi trên địa bàn để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hư hỏng. Đến nay, những cơng trình chịu ảnh hưởng của mùa mưa lũ năm 2018, cơng trình tại các điểm xung yếu, bị xuống cấp trên địa bàn về cơ bản đã hoàn thành việc sửa chữa, gia cố. Các xã, thị trấn

37

xây dựng các phương án ứng phó bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là bão mạnh và siêu bão với các nội dung: Bảo vệ nhà cửa, cơng trình, công sở, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng, sơ tán dân sinh sống ở vùng dễ bị sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Xây dựng kế hoạch phòng tránh lũ quét, sạt lở đất đến từng xóm, thơn theo phương châm “4 tại chỗ”. Chỉ đạo triển khai việc cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất để nhân dân có ý thức chủ động phịng tránh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng tránh lũ quét, sạt lở đất cho cộng đồng dân cư.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PCTT trên địa bàn huyện Đơng Anh và huyện Kỳ Sơn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC, Nhân

dân tầm quan trọng của hoạt động PCTT trên địa bàn để thay đổi hành vi trong thực tế theo hướng thuận lợi cho hoạt động PCTT

Hai là, bài học thực hiện phương châm 4 tại chỗ, dựa vào Nhân dân trong quá

trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến PCTT trên địa bàn cấp huyện; Phương châm 4 tại chỗ trong PCTT và tìm kiếm cứu nạn đó là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Phương châm quan trọng này là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác PCTT ở các địa phương.

Ba là, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm

vụ QLNN về PCTT trên địa bàn. Đây là kinh nghiệm hết sức quan trọng bởi lẽ thiên tai các tác động lớn đối với việc phát triển KT-XH tại địa bàn, chính vì vậy việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị sẽ tạo sức mạnh tổng thể cho hoạt động PCTT trên địa bàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cần có một cơ quan đứng ra chủ trì, có trách nhiệm chính trong việc QLNN về PCTT.

Bốn là, thường xuyên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền cấp trên để nắm

thông tin dự báo về diễn biến của thiên tai trên địa bàn.

38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận QLNN về PCTT với một số nội dung như sau:

- Tác giả đã làm rõ một số khái niệm cơ bản như thiên tai; Rủi ro thiên tai; PCTT; QLNN về PCTT;

- Phân tích sự cần thiết khách quan nhà nước phải PCTT;

- Phân tích nguyên tắc cơ bản trong PCTT;

- Làm rõ nội dung QLNN về PCTT, bao gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về PCTT; Tổ chức bộ máy QLNN về PCTT; Kiện toàn đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về PCTT; Tổng kết, đánh giá hoạt động QLNN về PCTT; Hợp tác với các địa phương khác và với quốc tế về QLNN về PCTT và thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN về PCTT;

- Phân tích một số yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến QLNN về PCTT;

- Phân tích kinh nghiệm QLNN về PCTT tại một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

39

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w