Chi tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 105 - 152)

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung 1. Tổng chi phí tổ chức kỳ thi 1.1. Ra đề thi và đáp án 1.2. Chấm thi

1.3. Thuê địa điểm thi và coi thi

1.4. Văn phịng phẩm

1.5. Cơng tác phí phục vụ kỳ thi

1.6. Chi cho công tác giám sát

1.7. Chi bồi dưỡng tổ chức kỳ thi

1.8. Chi đăng báo Thông báo tổ

chức thi

1.9. Chi khác

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN Trường Nghiệp vụ Thuế giai đoạn 2018-2020)

e. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, ứng dụng công nghệ thông tin Trong giai đoạn 2018-2020, Trường Nghiệp vụ Thuế đã thực hiện chi mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, kết quả thực hiện như sau:

Năm 2018: chi phí mua sắm 938 triệu đồng; Năm 2019: chi mua sắm 204 triệu đồng; Năm 2020: chi mua sắm 16 triệu đồng;

Năm 2018 Trường Nghiệp vụ Thuế tổ chức mua sắm nhiều tài sản trang bị cho Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế. Chính vì vậy cơ sở vật chất tại Phân hiệu Thừa Thiên Huế đã được trang bị tương đối đầy đủ, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các lớp tập trung (từ phòng học, trang thiết bị, chỗ ăn nghỉ của giảng viên, học viên).

82

- Phân hiệu Thừa Thiên Huế sau 02 năm hoạt động đã đi vào ổn định. Trường và Phân hiệu ban hành được hệ thống quy trình, quy định về quản lý hành chính, cơ sở vật chất và quản lý đào tạo. Do đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức các lớp (từ việc tiếp đón giảng viên, học viên, bố trí phịng học, chỗ ăn, nghỉ, quản lý hành chính, cơ sở vật chất…), đồng thời đảm bảo công tác quản lý các lớp học mang tính chun sâu, chun nghiệp.

f. Cơng tác triển khai xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Nghiệp vụ Thuế được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Đặc biệt, Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường được thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống Thuế của Tổng cục Thuế.

2.3.1.3. Về thực hiện quy chế công khai, dân chủ

Trường Nghiệp vụ Thuế ln chấp hành việc cơng khai tình hình quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện cơng khai tài chính. Trong đó, việc cơng khai được thực hiện ở các khâu của chu trình ngân sách: lập dự tốn, giao dự tốn và quyết tốn kinh phí hàng năm. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng một cách công khai, dân chủ, lấy ý kiến của các Phòng, Khoa, Phân hiệu, cá nhân và sau khi được thông qua cũng được phổ biến, công khai và quán triệt để tất cả công chức, viên chức, người lao động của Trường Nghiệp vụ Thuế hiểu và thống nhất thực hiện. Hình thức cơng khai được thực hiện theo đúng quy định như niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, công khai trong hội nghị cán bộ công chức hàng năm.

Việc chi trả thu nhập tăng thêm, thu nhập bổ sung và khen thưởng cho người lao động được thực hiện công khai, minh bạch dựa trên kết quả thi đua quý, năm đã được Hội đồng thi đua của Trường phê duyệt. Các khoản phúc lợi được chi trả sau khi có sự thống nhất với tổ chức cơng đồn Trường, trên cơ sở tham khảo mức chi của Văn phòng Tổng cục Thuế và nguồn kinh phí thực tế của đơn vị.

83

Nhờ thực hiện tốt cơng khai, dân chủ trong quản lý tài chính nên tại Trường Nghiệp vụ Thuế khơng xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo về cơng tác chi tiêu. Hàng năm, việc quyết tốn ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế thực hiện không phát hiện vi phạm trong công tác quản lý tài chính.

2.3.2. Những khó khăn, hạn chế

Thứ nhất, về tổ chức cơng tác quản lý tài chính:

Cơng tác quản lý tài chính là cơng tác hết sức quan trọng để đảm bảo hoạt động của một đơn vị. Tuy nhiên, tổ chức cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế còn một số bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ cơng việc. Bộ phận quản lý tài chính khơng được bố trí là một phịng độc lập, kế tốn trưởng chính là Trưởng phịng Tổ chức – Hành chính kiêm nhiệm, dẫn đến tính độc lập về chun mơn nghiệp vụ kế tốn và thực hiện công tác quản lý tài chính cịn nhiều hạn chế.

Thứ hai, về điều kiện cơ sở vật chất tại Trường Nghiệp vụ Thuế:

Năm 2016, Trường Nghiệp vụ Thuế đã được Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính giao tiếp nhận và sử dụng cơ sở đào tạo của ngành Tài chính tại miền Trung. Quy mơ của cơ sở đào tạo lại quá lớn, rộng 10ha, với 776 phòng nghỉ,

26phòng học, 11 phòng hội thảo, 1 hội trường 600 chỗ và 1 thư viện, công suất thiết kế là 1.300 học viên đồng thời học một lúc. Tuy nhiên, trang bị nội thất mới được 50%, vì vậy, cơng suất hiện tại là 650 học viên tại một thời điểm. Toàn bộ khu ký túc xá, khu giảng đường, khu căng tin y tế được trang bị hiện

đại với hệ thống điều hịa trung tâm, khn viên, sân vườn có hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống camera giám sát … dẫn đến chi phí vận hành rất lớn. Trong năm 2016, khu ký túc xá được sử dụng với khoảng 80% công suất trang bị hiện tại, nhưng khu giảng đường mới sử dụng được khoảng 50% công suất.

Mặt khác, tất cả lớp học của Trường được tổ chức tại Thừa Thiên – Huế để phát huy công suất của Phân hiệu, tuy nhiên, toàn bộ giảng viên các Khoa lại làm việc tại Hà Nội, việc thường xuyên di chuyển giữa Hà Nội và Huế để tham gia giảng dạy dẫn đến chi cơng tác phí lớn. Ngồi ra, xét trên khía cạnh tồn ngành thì chi phí đi lại của các học viên từ 63 tỉnh thành phố đến cơ sở đào tạo để học tập cũng tương đối lớn.

84

Thứ ba, công tác lập dự toán và chấp hành dự toán chưa được nghiên

cứu thực hiện một cách nghiêm túc dẫn đến tỷ lệ giải ngân của các năm đều thấp.

Việc lập dự tốn đơi khi cịn theo nguyên tắc “thà thừa còn hơn thiếu” nên xây dựng cao hơn so với mức chi thực tế, thậm chí có những nội dung khơng thực hiện nhưng vẫn đưa vào dự tốn. Cơng tác chấp hành dự tốn cịn chưa thật sự kiên quyết, bám sát nội dung dự tốn, có những nội dung triển khai chậm, không kịp thời ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đặc biệt là kinh phí mua sắm hiện đại hóa. Việc điều chỉnh dự toán cũng chưa được thực hiện kịp thời để sát với tình hình thực tế. Việc tuân thủ các quy định về quản lý tài chính chưa được thực hiện một cách thật sự nghiêm túc và chặt chẽ, đặc biệt tại Phân hiệu Thừa Thiên – Huế. Vẫn còn xảy ra việc mua sắm tài sản vượt quá định mức quy định, hạch toán nội dung chi theo mục lục ngân sách nhà nước chưa chính xác. Cơng tác quyết tốn đơi khi cịn nể nang, chưa kiên quyết.

Thứ tư, về thu nhập của công chức, viên chức, người lao động tuy đã

được chi với mức tối đa theo quy định của ngành Thuế và quy chế chi tiêu nội bộ, tuy nhiên do hệ số lương thấp (đặc biệt là Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế) dẫn đến công chức, viên chức, người lao động tại Trường Nghiệp vụ Thuế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống chưa được đảm bảo. Cịn có sự chênh lệch thu nhập giữa công chức, viên chức làm giảng viên, công chức làm công tác đào tạo và công chức làm cơng tác hành chính. Trong đó, cơng chức làm cơng tác hành chính có thu nhập thấp nhất do chỉ có tiền lương theo quy định, cơng chức tại các Khoa tham gia nhiệm vụ giảng dạy có thu nhập từ tiền thù lao giảng dạy, ra đề, chấm bài, biên soạn tài liệu…. Do có sự chênh lệch về thu nhập nên việc

thu hút cơng chức, viên chức có năng lực chun mơn nghiệp vụ tốt đến làm việc tại Phòng Tổ chức – Hành chính là rất khó khăn. Mặt khác, khoản chi hỗ trợ tương đương phụ cấp công vụ tuy đã được Tổng cục phê duyệt lấy từ nguồn khen thưởng phúc lợi của toàn ngành Thuế nhưng việc cấp kinh phí hàng năm cịn chậm, thậm chí gần cuối năm mới cấp dẫn đến việc chi chưa được kịp thời, ảnh hưởng đến thu nhập thực nhận hàng tháng trả của công chức, viên chức, người lao động Trường Nghiệp vụ Thuế.

85

Thứ năm, Trường Nghiệp vụ Thuế chưa có nguồn thu khác từ dịch vụ

đào tạo bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Do thực hiện cơ chế đơn vị sự nghiệp do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động nên quyền tự chủ về tài chính và tổ chức bộ máy biên chế của Trường Nghiệp vụ Thuế hết sức hạn chế. Về tài chính, Trường Nghiệp vụ Thuế phải thực hiện theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và ngành Thuế. Về tổ chức bộ máy, biên chế, Tổng cục Thuế là đơn vị quản lý tồn bộ. Trường Nghiệp vụ Thuế khơng có thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm cơng chức, viên chức.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế

Một là, về chế độ, chính sách liên quan đến cơng tác quản lý tài chính

cịn một số bất cập. Thời gian lập dự toán hàng năm theo Luật NSNN là từ tháng 5 của năm báo cáo, trong khi đó, chương trình nhiệm vụ cơng tác của năm tiếp theo chưa được xây dựng chặt chẽ, dẫn đến tình trạng dự tốn khơng sát với kế hoạch cơng tác. Đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng, trong khi tháng 5 đã dự kiến kinh phí của năm tiếp theo nhưng đến tháng 10 cùng năm, Tổng cục Thuế mới ban hành công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và đầu năm tiếp theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng mới được Tổng cục chính thức phê duyệt. Vì vậy, rất khó có thể xây dựng được dự tốn đào tạo bồi dưỡng chính xác, sát với thực tế khi việc lập dự toán được thực hiện trước khi kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được ban hành. Biểu mẫu xây dựng dự tốn chưa hồn tồn hợp lý, đặc biệt là biểu mẫu dành cho kinh phí đào tạo bồi dưỡng còn rất đơn giản, sơ sài, chưa phản ảnh được hết căn cứ, thuyết minh lập dự toán.

Hai là, cơng tác lập kế hoạch, chương trình cơng tác của các Phịng, Khoa

còn chưa sát thực tế. Phòng Đào tạo chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, dự báo khơng chính xác số lượng học viên tham gia các khóa học. Trong nhiều trường hợp, các Cục Thuế ưu tiên nhiệm vụ chính trị là tập trung thu NSNN để hoàn thành dự tốn thu được giao, khơng cử cơng chức tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng, dẫn đến giảm số lượng học viên, giảm số lớp tổ chức. Thậm chí với chương trình bồi dưỡng ngạch cơng chức chun ngành Thuế, do nhiều học viên đã học chương trình bồi dưỡng

86

quản lý nhà nước ngạch chuyên viên nên được miễn một số phần học có nội dung tương tự, dẫn đến chương trình học được rút ngắn, ảnh hưởng đến nội dung chi đào tạo bồi dưỡng cũng như kế hoạch tổ chức lớp. Các Khoa xây dựng kế hoạch biên soạn, cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng chưa sát về mặt thời gian hồn thành, kết cấu và quy mơ, ảnh hưởng đến cơng tác dự tốn kinh phí biên soạn, cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng. Có những chương trình, tài liệu kéo dài đến 2-3 năm chưa hồn thiện để thanh toán. Tất cả lý do trên dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác quản lý tài chính.

Ba là, cơng tác tổ chức, bộ máy quản lý tài chính và đội ngũ làm cơng

tác kế tốn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xây dựng, củng cố, tăng cường xứng tầm với nhiệm vụ được giao. Đội ngũ công chức, viên chức làm cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Trường Nghiệp vụ Thuế khơng có phịng, ban riêng làm cơng tác tài chính, kế tốn mà chỉ là một bộ phận trong Phịng Tổ chức – Hành chính với nhân sự hết sức hạn chế là một kế toán trưởng, hai cơng chức làm kế tốn và một thủ quỹ kiêm nhiệm. Đặc biệt, sau khi Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế được thành lập, cơng tác quản lý tài chính của bộ phận kế toán tại Trường Nghiệp vụ Thuế càng trở nên nặng nề, vừa trực tiếp thực hiện lập, chấp hành, quyết tốn kinh phí tại trụ sở Trường, vừa hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời thực hiện thẩm định, phân bổ, tổng hợp dự tốn và quyết tốn kinh phícủa Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế.

Bốn là, việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với công tác chi tiêu

của đơn vị chưa được thực hiện kịp thời, cơng tác thẩm định, xét duyệt quyết tốn chưa được thực hiện chặt chẽ và kỹ càng do hạn chế về mặt thời gian nên chưa kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm của đơn vị dự tốn.

Năm là, cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin và công tác quản lý hành

chính cịn nhiều hạn chế. Hiện nay các đơn vị dự toán đang sử dụng phần mềm kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp IMASTC của Bộ Tài chính, tuy nhiên, phần mềm này khơng tích hợp được các khâu lập dự toán, thẩm định, phân bổ, chấp hành và quyết tốn kinh phí. Việc tổng hợp thơng tin để phục vụ báo cáo

87

thường xuyên hay đột xuất được làm thủ cơng trên excel, ảnh hưởng đến chính xác và cập nhật của số liệu.

Trên đây là một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân gây ra các mặt còn tồn tại cần phải tìm phương hướng giải quyết, khắc phục trong cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế.

88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế. Sau khi mơ tả tình hình thực tế, tổng hợp và phân tích các số liệu với phương pháp thống kê, so sánh, tác giả đã tìm ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Về cơ bản, cơng tác quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế được thực hiện đúng quy định, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tổng cục giao là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành thuế. Kinh phí NSNN được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo nguồn chi khen thưởng, phúc lợi, nâng cao đời sống cho người lao động và tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trường Nghiệp vụ Thuế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Tác giả cũng đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế đó để làm cơ sở đưa ra các giải pháp khắc phục, hoàn thiện ở chương tiếp theo.

89

Chương 3:

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

TRƯỜNG NGHIỆP VỤ THUẾ

3.1. Quan điểm và định hướng của Nhà nước về quản lý chi thườngxuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng. xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng.

3.1.1. Quan điểm và định hướng của Nhà nước về hoạt động đào tạo bồidưỡng dưỡng

Cán bộ cơng chức có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước. Yếu tố con người luôn là yếu tố đầu tiên và mang tính chất quyết định sự thành công hay thất

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 105 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w