Tình hình kinh tế của Mĩ…(1,5)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần lịch sử thế giới ( chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn lịch sử (Trang 75 - 81)

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

b) Tình hình kinh tế của Mĩ…(1,5)

- Sau chiến tranh, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

- Biểu hiện:

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới (năm 1948, chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới).

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trên 50% tàu biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới.

+ Kinh tế Mĩ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

c) Nhận xét (1,0)

- Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nước khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế.

- Trở thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập.

- Hai nước đều trở thành trụ cột của trật tự “2 cực Ianta”, chi phối các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai…

Câu 2.(5đ)

a,Có đúng khơng khi khẳng định rằng : Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai từng bước giải trừ chủ nghĩa thực dân ? Vì sao ?

b, Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay các quốc gia đang phát triển đứng trước những cơ hội nào ? Và cần có biện pháp gì để tận dụng những cơ hội đó

a,Nhận định (3,0đ)

Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai từng bước giải trừ chủ nghĩa thực dân là nhận định đúng. (0,75đ) Vì:

- Ở châu Á: Hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập trong cuộc đấu tranh

xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Dẫn đến sự ra đời của các quốc gia độc lập như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Lào, Philippin, Miếu Điện, Mã Lai, Inđônêxia, Singapo, Bru-nây…(0,75đ)

- Ở châu Phi: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất là ở Bắc Phi, sau

đó lan rộng sang các vùng khác. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Mơdămbích và Ănggơla đã đánh dấu về cơ bản chấm dứt sự tồn tại chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai), một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ bị xóa bỏ hồn tồn. (0,75đ)

- Ở Mĩ Latinh: Phong trào ngày càng phát triển. Thắng lợi của cách mạng Cuba

(1-1959) đã mở ra bước phát triển mới. Mỹ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Chính quyền độc tài ở nhiều nước lần lượt bị sụp đổ, các chính phủ dân tộc được thiết lập. (0,75đ)

b) Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, các quốc gia đang phát triển đứng trước những cơ hội nào và cần có biện pháp gì để tận dụng những cơ hội đó? -Cơ hội (1,0đ)

1- Hội nhập đời sống quốc tế sâu rộng.

2- Đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn khoảng cách phát triển.

3- Gia nhập các định chế, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực cũng như tồn cầu quy định nghĩa vụ, quyền lợi và xác lập yếu tố bình đẳng nhất định.

4- Tiếp cận, sử dụng các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại.

5- Giao lưu văn hoá và tri thức qu ốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc…

-Biện pháp(1,0đ)

1- Đổi mới mơ hình kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu.

2- Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

3- Coi khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, tranh thủ nguồn lực khoa học công nghệ từ bên ngồi.

4- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 5- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại…

Câu 3. Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và ý nghĩa của các phong

trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX diễn ra theo hai khuynh hướng chính trị: khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản.

-

*Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo khuynh hướng phong kiến:

+ Hệ tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại cho dù giai cấp này đã mất vai trò lịch sử, nhân dân Việt Nam vẫn còn tiếp tục sử dụng hệ tư tưởng phong kiến để đánh Pháp. Nếu khuynh hướng này thành công sẽ dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến tồn tại, chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn của xã hội.

+Ba cuộc khởi nghĩa tieu biểu nhất trong phong trào Cần vương là: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) do Phạm Bành và Đinh Cơng Tráng lãnh đạo; Cuộc

khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Cùng thời giai với phong trào Cần vương cịn diễn ra cuộc khởi nghĩa nơng dân ở rừng núi Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Những phong trào này mặc dù kéo dài đến 10 năm, phong trào Cần vương bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Riêng cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn còn tiếp tục kéo dài đến tận 1913. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, khẳng định: Hệ tư tưởng phong kiến khơng cịn đủ khả năng giúp dân tộc Việt Nam thốt khỏi kiếp nơ lệ, con đường cứu nước dưới sự chi phối bở hệ tư tưởng này là khơng thành cơng. Do đó, độc lập dân tộc khơng gắn liền với chủ nghĩa phong kiến.

+Ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam; góp phần khảo sát thử nghiệm khuynh hướng cứu nước phong kiến, tránh vết xe đổ của khuynh hướng cứu nước này và đặt ra yêu cầu cần phải có khuynh hướng cứu nước mới tiến bộ hơn.

*Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

+Hệ tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam qua các Tân thư, Tân báo được đưa vào Việt Nam một cách gián tiếp.

+Trong điều kiện lịch sử mới đó, giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời cho nên người tiếp thu những tư tưởng lúc bấy giờ là các sĩ phu văn thân tư sản hóa mà điển hình là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Từ đó, hình thành nên hai xu hương khác nhau trong phong trào yêu nước: xu hướng bạo động và xu hướng cải cách. Nhìn chung, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với hai xu hướng bạo động và cải cách đã diễn ra khá sôi nổi với những hình thức phong phú nhưng cuối cùng thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản dù hết sức mới mẻ đối với nhân dân Việt Nam xong nó khơng đủ khả năng giúp dân tộc Việt Nam thốt khỏi vịng nô lệ.

+Việc không thành công của Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XX đã khẳng rằng con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không thể giành được thắng lợi. Và cùng với Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX rốt cuộc không thành cơng, làm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam lâm vào khủng hoảng “dường như trong đêm tối khơng có đường ra”. Đó chính là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tình hình ấy đã đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tìm con đường cứu nước mới.Và trong bối cảnh đó, có nhiều người Việt Nam yêu nước ra đi với hi vọng tìm thấy con đường cứu nước mới để cứu nước, cứu dân. Trong số đó, có người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

Câu 4(4đ). ). Em hãy phân tích những điều kiện khách quan và chủ

quan dẫn đến quyết định của Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìm đường cứu nước.

-Thứ nhất, yếu tố thời đại.Chủ nghĩa tư bản chuyển hẳn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn trong lịng nó phát triển gay gắt: mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc dẫn đến chiến tranh đế quốc,; mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa dẫn tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc; mâu thuẫn giữa tư sản với vơ sản dẫn tới sự phát triển của phong trào công nhân và cách mạng xã hội.

-Thứ hai, yếu tố dân tộc.Thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam. Đất nước mất độc lập, nhân dân ta mất tự do. Độc lập, tự do là khát khao cháy bỏng của mọi người Việt Nam yêu nước.

-Thứ ba, yếu tố chủ quan: Trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện như sau:Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên như một nhân vật lịch sử. Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho giàu lịng u nước, trên một mãnh đất có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, Người tậm mắt chứng kiến các phong trào yêu nước của ông cha và hạn chế trong các phong trào đó. Chính bởi vậy, một mặt rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha nhưng Nguyễn Ái Quốc lại không tán thành con đường của họ và Người đã quyết tâm tìm con đường cứu nước mới.

Kết hợp nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước tư bản và thuộc địa, nhất là ba nước tư bản phát triển: Anh, Mĩ và Pháp; rút ra kết luận quan trọng về cách mạng tư sản là “cách mạng chưa đến nơi”; về bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên thế giới; về tinh thần độc lập tự chủ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính thiên tài trí trệ và nhãn quan chính trị sắc bén đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn để xác định con đường cứu nước đúng đắn.

3.Phiếu học tập

Hoạt động khởi động – Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

TT Vấn đề đặt ra Nội dung cơ bản

1 Các lĩnh vực hợp tác hiện nay 2 Biệp pháp thực hiện

3 Kết quả

Hoạt động hình thành kiến thức –Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

TT Lĩnh vực Nội dung cơ bản

1 Nguyên nhân

2 Thời gian thành lập 3 Thành viên sáng lập

4 Mục tiêu hoạt động 5 Các hoạt động tiêu biểu 6 Quan hệ Việt Nam -ASEAN 7 Quá trình mở rộng tổ chức Hoạt động luyện tập vận dụng

Bài 10. Cách mạng khoa học –công nghệ và xu thế tồn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX.

TT Thời gian Tên sự kiện

1 Ngày 20/9/1977. 2 Ngày 28/07/1995. 3 Năm 1996. 4 Ngày 01/01/1996 5 Ngày 15/11/1998. 6 Ngày 11/01/2007

4. Sơ đồ– Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ .

Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ.

Bối cảnh Diễn biến Kết quả, Ý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần lịch sử thế giới ( chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn lịch sử (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w