4. Hồ sơ dự án Điểm thực đánh
3.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả: - Một số sản phẩm thực nghiệm:
- Điểm số bài kiểm tra:
Lớp 9-> 10 điểm) 7-> 8 điểm 5->6 điểm Dưới 5 điểm Điểm
12A3(42 hs) 9 hs ( 21,42%) 20 hs( 47,61%) 13 hs( 30,95%) không
12A4(45 em) 3 hs (6,7%) 12 hs ( 26,66%) 32 hs ( 71,11%) 2 hs ( 4,44%)
- Kết quả khảo sát mong muốn của học sinh về hình thức kiểm tra, đánh giá trong mơn Lịch sử:
Lớp Viết/ vấn đáp Bài thực hành Dự án học tập Cuộc thi Hình thức KT-ĐG Lớp 12A3( 42 6 hs( 14,28%) 1 hs( 2,38%) 33 hs (78,57%) 2 hs( 4,76%) hs) Lớp 12A4( 45 30 hs( 66,66%) 6 hs( 13,33%) 2 hs (4,44%) 7 hs ( 15,56%) hs)
- Kết quả khảo sát sự quan tâm của học sinh về chương trình lịch sử địa phương:
Lớp Yêu thích Có quan tâm Khơng quan tâm
Lớp 12A3( 39 hs ( 92,85%) 3 hs (7,14%) không 42 hs)
Lớp 12A4( 8 hs ( 17,77%) 12 hs (26,66%) 25 hs (55,0%) 45 hs)
Qua chấm bài kiểm tra viết, chấm sản phẩm dự án của học sinh và kết quả khảo sát, chúng tôi thấy:
- Ở lớp thực nghiệm, các em đã thể hiện sự hiểu biết khá sâu về công cuộc đổi mới của đất nước và của địa phương, cung cấp được những tư liệu, hình ảnh quý về những đổi thay của quê hương trên nhiều lĩnh vực. Các em còn đánh giá được tiềm năng của địa phương, đưa ra được nhiều giải pháp hay, có tính khả
thi cao. Cịn lớp đối chứng, các em chỉ trình bày kiến thức trong bài kiểm tra khá hời hợt, chủ yếu ghi lại những nội dung các em ghi chép được từ tiết dạy trên lớp của cô. Nội dung sách giáo khoa thậm chí các em cũng chưa đọc tới. Riêng câu hỏi liên hệ về công cuộc đổi mới ở quê hương thì các em chỉ nêu được một số đổi thay dễ thấy như chợ, đường giao thông, điểm du lịch,...Các giải pháp đề ra chung chung, chưa sát với tiềm năng của địa phương.
- Ở lớp thực nghiệm, không chỉ giáo viên đánh giá mà các em học sinh được tự đánh giá sản phẩm học tập của mình và tham gia đánh sản phẩm học tập của nhóm bạn. Các em đã tham gia một cách sơi nổi, mạnh dạn, có nhiều ý kiến xác đáng, sâu sắc, cung cấp cho giáo viên thông tin nhiều chiều để đánh giá kết quả học tập của các em chính xác và khách quan. Các em cũng có cơ hội rèn được năng lực ngơn ngữ, tư duy phản biện,... Cịn ở lớp đối chứng, kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp viết, việc đánh giá chỉ do giáo viên tiến hành, các em không được tham gia vào quá trình này.
* Về tư tưởng, thái độ: Ở lớp thực nghiệm, các em đã thực hiện dự án
và trình bày sản phẩm của mình một cách hào hứng. Các em còn bày tỏ sự ngạc nhiên và tự hào trước những đổi thay của quê hương so với trước và những tiềm năng phát triển của quê mình. Các em cịn đề xuất cơ giáo tổ chức cho các khối lớp 11, 10 được thực hiện những dự án tương tự. Sau quá trình thực hiện dự án, các em trong nhóm thân thiện và hiểu biết hơn về nhau. Cịn ở lớp đối chứng, hơn một nửa lớp không quan tâm đến lịch sử địa phương, đến công cuộc đổi mới ở quê hương.
Nhận xét:
Như vậy, kết quả thực nghiệm tiết kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án cho thấy: Phương pháp kiểm tra, đánh giá này đã kích thích hứng thú học tập mơn Lịch sử của học sinh, khiến các em say mê tìm hiểu và nắm vững, hiểu sâu kiến thức môn học, kết nối được lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương. Chương trình lịch sử địa phương được các em khai thác hiệu quả. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình cảm và trách nhiệm đối với quê hương. Quá trình thực hiện dự án và báo cáo sản phẩm cũng đã bồi dưỡng cho học sinh nhiều năng lực quan trọng như năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, tư duy phản biện, năng lực xử lí tình huống có vấn đề,...Cịn kiểm tra bằng phương pháp viết thì các em làm bài kiểm tra chủ yếu để đạt mục đích lấy điểm. Kiến thức Lịch sử, nhất là phần lịch sử địa phương các em vẫn tiếp nhận 1 cách thụ động với tâm lí đối phó. Tiết kiểm tra vẫn gây áp lực nặng nề cho các em.