ướt Sàng rung Thùng chứa Máy ép Sấy nằm Phun ẩm Tráng engobe trên Tráng men Mài cạnh In trang trí Tráng engobe dưới Lị nung Mài hồn thiện Phân loại Đóng gói SVTH: TRẦN HUY HỒNG 18KTHH1 32
ĐỒ ÁN CƠNG NGHỆ 2 GVHD: PGS.TS PHẠM CẨM NAM
3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Bước 1: Chọn nguyên liệu cho xương gạch và gia công phối liệu
Gạch ceramic được sản xuất từ nguồn phối liệu bao gồm 70% đất sét, khoảng 30% bột đá và phụ gia để tăng độ kết dính, cho thân gạch có kết cấu chắc chắn hơn.
Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất gạch ốp lát được mua về và dự trữ trong kho theo từng khoang riêng biệt. Khi đưa vào sử dụng, xe xúc sẽ xúc từng loại nguyên liệu theo khối lượng được ghi trên toa phối liệu để nạp vào cân định lượng và cấp vào máy nghiền bằng băng tải. Bi nghiền được nạp vào máy nghiền theo đường nạp phối liêu. Sau khi nạp đủ khối lượng của toa phối liệu, cơng nhân vẫn hành sẽ đóng nắp và khởi động máy nghiền. Sau khi nghiền đạt yêu cầu, hồ phối liẹu được xả xuống qua sàng rồi xuống bể chứa được trang bị hệ thống cánh khuấy chống lắng.
Hồ phối liệu và bột màu được cân định lượng theo từng mẻ theo toa phối liệu, sau đó được phối trộn rồi nạp vào bể hồ màu.
-- -
Việc chuẩn bị cho thân gạch bao gồm các thao tác chính: Nghiền mịn các nguyên liệu làm gạch
Trộn đều hỗn hợp với tỉ lệ nước phù hợp với cách định hình viên gạch. Hàm lượng nước 4 – 7 % (bột bán khơ) thích hợp cho việc nén ép tạo hình ( đây là phương pháp phổ biến hiện nay ), còn bột nhão với tỉ lệ nước 15 – 20% phù hợp với việc định hình bằng cách nhồi khn.
Bước 2: Tạo hình viên gạch
Quy trình sản xuất gạch ceramic vận hành trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học, nhập khẩu trang thiết bị từ Ý nên phương pháp tạo hình được sử dụng chính là nén ép bột bán khô (máy ép thủy lực được sử dụng để tạo hình). Máy có khả năng ép cùng lúc nhiều viên gạch với độ dày đồng nhất, chính xác về kích thước. Sức nén mạnh khiến cho bột được ép rất chặt, thành phẩm gạch sau đó sẽ chắc chắn và có độ bền cao.
Bước 3: Sấy khô
Gạch sau khi được nén ép tạo hình gọi là gạch thơ. Sau đó, gạch được chuyển đến khu vực phơi sấy bằng dây chuyền tự động để sấy khô đến độ nhất định. Thời gian sấy gạch phụ thuộc vào mục đích sử dụng gạch (gạch lát nền) và độ ẩm của gạch thô.
Bước 4: Tráng men
Sau khi sấy khô, công đoạn tráng men vơ cùng quan trọng trong quy trình cơng nghệ sản xuất gạch ốp lát ceramic. Gạch đã sấy khô được tráng men lần lượt theo dây chuyền. Men là hỗn hợp khoáng chất và các hợp chất đất trong nước được phủ lên bề mặt gạch.
Gạch ceramic sau khi tráng men sẽ được in hoa văn bằng các công nghệ in kỹ thuật số chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm đa dạng về màu sắc, họa tiết chân thực, sắc nét và sống động. Gạch có tính thẩm mỹ cao nằm ở chính màu sắc và hoa văn của lớp men.
Bước 5: Nung gạch
SVTH: TRẦN HUY HOÀNG 18KTHH1 33
Gạch được nung ở nhiệt độ 1160°C trong cùng một lò, các viên gạch được di chuyển liên tục bởi các con lăn quay. Gạch nung ở đúng nhiệt độ tiêu chuẩn thích hợp thì mới đảm bảo về độ bền, sức chống chịu tác động ngoại lực, chống thấm tốt.
Bước 6: Phân loại gạch và đóng gói
Khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất gạch Ceramic là phân loại và đóng gói gạch cung cấp cho người tiêu dùng. Sau khi nung, thành phẩm gạch được phân loại tự động bằng băng chuyền, sau đó được vệ sinh và đóng hộp.