CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1. Đánh giá về kết quả nghiên cứu
5.1.3. Trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể thấy rằng các câu hỏi mà nghiên cứu đưa ra đã được giải đáp, mang lại ý nghĩa khoa học có thể được sử dụng để tham khảo áp dụng trong thực tế. Nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng của dịch bệnh đến mơ hình chấm điểm tín dụng của FE Credit từ kết quả phân tích mơ hình hồi quy với các giả thiết đưa ra, nghiên cứu đã đề xuất mơ hình chấm điểm tín dụng trong bối cảnh hiện nay đồng thời đưa ra một số đề xuất về chính sách đối với FE Credit và cơ quan quản lý nhà nước để giúp hoạt động tín dụng cá nhân đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra được giải đáp như sau:
Trả lời câu hỏi số 1: Nghiên cứu đã đưa ra được một số cơ sở lý luận về tín dụng, xếp hạng tín dụng cũng như các yếu tố ảnh hướng đến xếp hạng tín dụng.
pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu.
Trả lời câu hỏi số 2: Dựa vào dữ liệu khách hàng thu thập được, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá đối với các yếu tố của mơ hình chấm điểm tín dụng hiện tại của FE Credit. Qua kết quả đánh giá các nội dung về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình kinh tế - xã hội nghiên cứu đã đề xuất bổ sung thêm vào mơ hình hiện tại của FE Credit 04 yếu tố mới gồm Nơi ở (tại vùng Đông Nam Bộ); Thời hạn vay; Loại sản phẩm vay; Nghề nghiệp. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu, giá trị sig của các biến độc lập Chỉ số rủi ro của hợp đồng cùng DSA_Code; Chỉ số rủi ro của khách hàng cùng cơng ty trong vịng 24 tháng và số năm làm việc của khách hàng tại công ty hiện tại của khách hàng lớn hơn 0.05 vì vậy các yếu tố này khơng có ý nghĩa thống kê hay các yếu tố này khơng cịn phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng trong gian đoạn hiện nay vì vậy tác giả đã đề xuất loại bỏ các yếu tố này ra khỏi mơ hình chấm điểm tín dụng.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh những nhận định của tác giả là đúng; các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động chấm điểm tín dụng đã thay đổi, các yếu tố mới đề xuất đưa vào mơ hình chấm điểm tín dụng giúp xác suất dự báo trung bình khả năng trả nợ của khách hàng chính xác là 89% cao hơn mơ hình hiện tại là 6,1%.
Trả lời câu hỏi số 3: Trên cơ sở đánh giá các mặt được, mặt hạn chế, khó khăn của q trình thực hiện nghiên cứu cũng như kết quả phân tích các mơ hình hồi quy để đề xuất các yếu tố có thể đưa vào mơ hình chấm điểm tín dụng, tác giả đã đưa ra được một số đề xuất kiến nghị với FE Credit, các cơ quan quản lý Nhà nước (Chính phủ, Ngân hàng nhà nước) để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Cụ thể:
- Đề xuất, kiến nghị đối với FE Credit:
Thứ nhất, qua các kết quả nêu trên có thể thấy các yếu tố trong mơ hình chấm điểm tín dụng yêu cầu tính chính xác cao, đa phần các yếu tố đề xuất đưa vào mơ hình là các yếu tố cá nhân của khách hàng vì vậy FE Credit cần xây dựng một hệ
chính xác thơng tin của khách hàng như bảo hiểm xã hội, viễn thông, điện lực, công an …. Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nâng cao trình độ của các nhân viên tín dụng để tăng tính chính xác khi tiếp nhận thơng tin từ khách hàng từ đó giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động chấm điểm tín dụng.
Thứ hai, việc chấm điểm tín dụng cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mơi trường kinh tế – xã hội, tình hình chế độ chính sách ở mỡi thời điểm là khác nhau vì vậy FE Credit cần phải lưu ý cơng tác đánh giá định kỳ mức độ chính xác chấm điểm tín dụng cá nhân hiện tại để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng mơ hình chấm điểm tín dụng theo từng loại sản phẩm, từng đối tượng khách hàng; hồn thiện quy trình chấm điểm tín dụng theo hướng nhanh gọn, thuận lợi, thống nhất sẽ giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động chấm điểm tín dụng, hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng.
Thứ ba, để tạo điều kiện cho khách hàng trong giai đoạn phục hồi, vượt qua khó khăn do dịch bệnh cũng như giảm tỉ lệ nợ xấu của công ty xuống, Công ty FE Credit cần phải thiết kế và triển khai các chương trình tái cơ cấu, gián nợ, miễn giảm lãi và gốc.
- Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
Trước hết, để đảm bảo an toàn, thống nhất trong hoạt động tín dụng cá nhân thì các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luận đảm bảo công tác quản lý về hoạt động tín dụng tiêu dùng được thực hiện minh bạch, rõ ràng, thống nhất. Bên cạnh đó, thường xun cập nhật tình hình, diễn biến của thị trường tín dụng để phân tích, đánh giá từ đó kịp thời có những điều chỉnh các quy định pháp luật đảm bảo an toàn nguồn vốn của các tổ chức tín dũng cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Thứ hai, ngành tài chính tiêu dùng của các nước trên thế giới có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao so với Việt Nam (namw 2019, theo số liệu thống kê của
Malaysia thì tỷ lệ này là 57 %. trong khi Việt Nam chỉ ở mức 28%). Điều này chứng tỏ tiềm năng tăng trưởng của ngành còn rất lớn vì vậy cơ quan quản lý nhà nước cần phải có các quy định, chính sách pháp luật để khuyến khích, hỡ trợ phát triển ngành này trong tương lai.
Thứ ba, sau thời gian dịch bệnh kéo dài, người dân lao động vẫn cịn gặp nhiều khó khăn vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những chính sách để tạo điều kiện cho các cơng ty tài chính hỡ trợ khách hàng bằng việc cho phép thực hiện các chương trình tái cấu trú, giãn nợ trong và sau thời gian dịch bệnh.