Kết luận
Mô hình đánh giá kết quả đào tạo đã xây dựng gồm 5 nhân tố đầu vào: CTĐT, YTNH, GV, CSVC và PPĐG.
Ở độ tin cậy 95%, có mối liên hệ cùng chiều giữa các nhân tố CTĐT, YTNH, GV, CSVC, với kết quả đào tạo.
Nhân tố CTĐT có mức độ tác động mạnh nhất (35.7%), tiếp đó lần lượt là YTNH (23.9%), GV (23.7%), CSVC (14.9%).
Kết quả đào tạo được đánh giá cao ở khả năng tự học, khả năng làm việc nhóm, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, bị đánh giá thấp ở khả năng sử dụng phần mềm, khả năng sử dụng ngoại ngữ và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế.
Các yếu tố đầu vào được cựu sinh viên đánh giá cao là: giảng viên có chuyên môn vững, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của sinh viên.
Các yếu tố bị đánh giá thấp: chương trình học chưa sát với yêu cầu công việc, chưa cung cấp được các kỹ năng mềm cần thiết, chưa phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành chưa hoạt động tốt, giảng viên chưa kích thích được tính sáng tạo của sinh viên trong giảng dạy.
Kiến nghị
Chương trình đào tạo: cần đưa các khóa học kỹ năng mềm vào trong chương trình đào tạo như là các môn học tự chọn, thiết kế lại nội dung và phương pháp giảng dạy môn ngoại ngữ, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để thiết kế chương trình học, nội dung môn học sát với thực tế, cần phải cân đối hợp lý giữa thời lượng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nói chung và từng môn học nói riêng.
Ý thức người học: nhà trường cần tổ chức những buổi tiếp xúc người học ở đầu và giữa mỗi khóa học nhằm định hướng nghề nghiệp, giúp người học xác định mục tiêu, mục đích học tập đồng thời tìm hiểu động cơ, thái độ từ đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người học cũng như kích thích sự tham gia của người học vào bài giảng trên lớp.
Kiến nghị
Chất lượng giảng viên: