rõ ràng
1. Mô tả
Căn cứ chuẩn đầu ra kiến thức của chương trình Điều dưỡng, mỗi một học phần được thiết kế để đáp ứng được và đóng góp ở từng mức độ khác nhau để hình thành chuẩn đầu ra chung. Tất cả các học phần trong CTDH có sự tương thích về nội dung, bổ trợ nhau đóng góp vào việc đạt CĐR về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ của CTĐT. Sự tương thích này được thể hiện thơng qua ma trận đáp ứng CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo [H3.03.01.05]. Trong đó, tất cả các học phần của CTDH ngành Điều dưỡng đều có đề cương chi tiết và bản mô tả các học phần. Về cơ bản, mỗi học phần được thiết kế theo một cấu trúc chung, bao gồm đầy đủ các thơng tin, trong đó, phần hành chính (thơng tin chung về học phần) gồm tên học phần, mã số học phần, đối tượng giảng dạy, thời lượng giảng dạy (số tiết lý thuyết/thực hành, có phân chia giờ thảo luận trên lớp và giờ tự học), thông tin về giảng viên, mục tiêu của học phần (kiến thức, thái độ, kỹ năng) - bám sát theo chuẩn đầu ra, mô tả chung về học phần và những điều kiện, yêu cầu của học phần (về học phần học trước) [H3.03.01.05]. Phần nội dung chi tiết môn học: Mô tả chi tiết tên bài, các nội dung chính (lý thuyết/thực hành), số giờ, số tiết thực hiện, phương pháp giảng dạy dự kiến và yêu cầu tự học của sinh viên… đề cương của từng học phần đều có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được thể hiện rõ ràng đáp theo yêu cầu về chuyên môn của từng học phần, phù hợp với CĐR của CTĐT Cụ thể, CTDH của ngành được cấu trúc thành các khối kiến thức theo trình tự từ cơ sở đến chuyên sâu, trong đó bao gồm hai khối kiến thức là giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Việc sắp xếp các học phần theo trình tự lơgic và khoa học đảm bảo được tính kế thừa, bổ sung, nâng cao và chuyên sâu. Mỗi học phần được thiết kế với tỷ lệ kiến thức lý thuyết, bài tập, thảo luận, thực hành cận lâm sàng và lâm sàng cân đối, logic và chặt chẽ [H3.03.01.05].
Bên cạnh đó, mỗi học phần đóng một vai trò nhất định trong khối kiến thức mà NH tiếp nhận, phản ánh vai trò của mỗi học phần trong việc đạt được CĐR của ngành Điều dưỡng. Các học phần kiến thức giáo dục đại cương nhằm mục đích trang bị kiến thức cho các học phần kiến thức cơ sở ngành. Các học phần kiến thức cơ sở ngành cung cấp kiến thức nền tảng cho các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành nhằm mục đích trang bị kiến thức, năng lực, hoàn thiện kỹ năng mềm, đạo đức
và ý thức. Hơn nữa, theo phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp, các học phần thực hành lâm sàng được lồng ghép với các học phần lý thuyết giúp NH có đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn và thực hành nhằm đảm bảo CĐR của mỗi học phần. Thêm vào đó, 100% các học phần trong CTDH của ngành Điều dưỡng đã xác định rõ ràng tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR [H3.03.01.05]. Cụ thể, để đánh giá NH, bên cạnh điểm thi kết thúc học phần, kết quả học tập còn được đánh giá qua điểm bộ phận được xác định từ điểm chuyên cần, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm thi giữa học phần, điểm bài tập lớn [H3.03.02.01], [H3.03.02.02]. Đồng thời, kế hoạch giảng dạy của Nhà trường cũng thể hiện đầy đủ các nguồn lực và tiến độ trong việc thực hiện CTDH nhằm hỗ trợ tốt cho việc đạt được CĐR của CTDH [H3.03.01.06].
CTDH được rà soát, cập nhật, điều chỉnh theo định kỳ cùng với CTĐT sao cho phù hợp nhất với xu hướng đào tạo và CĐR [H3.03.02.03]. Việc điều chỉnh, cập nhật được thực hiện theo kế hoạch rõ ràng và cụ thể, được thống nhất thông qua các cuộc họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa, sau đó lập báo cáo lên Nhà trường để được phê duyệt [H3.03.02.04]. Dựa trên các văn bản hướng dẫn của Nhà trường, Khoa Y Dược đã tiến hành công tác cập nhật, đánh giá CTĐT của Khoa và định kỳ lấy ý kiến của các bên liên quan (SV, cựu SV, GV, nhà tuyển dụng, …), những khảo sát này bám sát yêu cầu CĐR của CTĐT, giúp cho việc cập nhật đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan và nhu cầu xã hội [H3.03.01.08], [H1.01.02.05]. Khi việc cập nhật CTĐT đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đã đề ra, nhà Trường sẽ ra quyết định ban hành và chính thức áp dụng chương trình mới [H3.03.01.04].
2. Điểm mạnh
Tất cả các học phần trong CTDH ngành Điều dưỡng có sự tương thích về nội dung và thể hiện được sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR. Nội dung chi tiết của từng học phần trong CTDH thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu của học phần và thể hiện được sự gắn kết tương ứng trong các khối kiến thức, đồng thời xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo đạt được CĐR.
CTDH ngành Điều dưỡng được cập nhật, điều chỉnh cùng với CTĐT dựa vào lấy ý kiến của các bên liên quan (SV, cựu SV, GV, nhà tuyển dụng, …), những khảo sát này
bám sát yêu cầu CĐR của CTĐT, giúp cho việc cập nhật đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan và nhu cầu xã hội.
3. Điểm tồn tại
Sự phản hồi của các bên liên quan chủ yếu là ý kiến về tổng thể số lượng và cấu trúc nội dung ĐCCT các học phần; nội dung cụ thể của mỗi học phần trong CTDH chưa được chú ý nhiều. Ngoài ra, việc tiến hành khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan về đánh giá tính phù hợp của học phần, các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của NH chưa được thực hiện thường xuyên.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2021-2022, Khoa Y Dược kết hợp với Nhà trường tăng cường lấy ý kiến góp ý của nhà tuyển dụng và cựu SV về CTDH ngành Điều dưỡng. Đồng thời, Khoa Y Dược phân công nhiệm vụ cho các GV rà soát và kiểm tra ĐCCT học phần làm cơ sở cập nhật và chỉnh sửa kịp thời các nội dung còn thiếu để đạt được CĐR của CTĐT.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 3.3 Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic, nội dung cập nhật và có tính tích hợp
1. Mô tả
Các học phần trong CTDH ngành Điều dưỡng có cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất trong 4 năm [H3.03.01.05]. Cụ thể, khối kiến thức giáo dục đại cương được cung cấp cho SV trong hai học kỳ đầu tiên. Các học phần cơ sở ngành được dạy cho SV trong học kỳ tiếp theo. Trong các học kỳ tiếp theo, từ học kỳ 2 năm thứ 2 đến năm thứ 4, SV sẽ được học các học phần chuyên ngành với phương pháp dạy thực hành lâm sàng kết hợp với lý thuyết. Những SV đủ điều kiện về năng lực học tập và rèn luyện sẽ được làm khóa luận tốt nghiệp theo đúng quy định của Trường Đại học Tây Nguyên [H3.03.03.01].
Sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất được thể hiện thông qua việc lựa chọn các học phần gắn kết với CĐR của CTĐT ngành Điều dưỡng và phân bổ số tín chỉ cân đối giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành đồng thời
đảm bảo tổng số tín chỉ quy định. CTDH ngành Điều dưỡng có tổng số 137 tín chỉ, bao gồm 3 khối kiến thức: kiến thức giáo dục đại cương (33 tín chỉ: cung cấp cho NH những kiến thức chung về lý luận chính trị, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, tin học và ngoại ngữ), kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (104 tín chỉ trong đó 27 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành như các học phần: Giải phẫu, Mơ phơi, Sinh lý, Hóa sinh, …; 104 tín chỉ kiến thức chuyên ngành như các học phần: Điều dưỡng Nội 1,2; Điều dưỡng Ngoại 1,2; Điều dưỡng Phụ sản; Điều dưỡng Nhi … và 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần chuyên môn thay thế) [H3.03.01.05].
Tất cả các học phần trong CTDH ngành Điều dưỡng được xây dựng theo bậc đi từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên ngành. Các học phần kết thúc ở kỳ trước làm nền tảng cho các học phần ở các kỳ tiếp theo. Các học phần tự chọn và chuyên ngành đều có các học phần học trước và học phần song hành. Các học phần chuyên ngành được sắp xếp sau khi người học đã hồn thành học phần cơ sở ngành. Bên cạnh đó, thời lượng của các học phần cũng được xem xét cẩn thận trong quá trình xây dựng CTDH. Các học phần quan trọng, quyết định đến việc đạt được CĐR của CTĐT sẽ có thời lượng cao hơn các học phần còn lại. Kế hoạch dạy - học các học phần được Khoa sắp xếp một cách phù hợp, rõ ràng, đúng tiến độ và được thông báo chi tiết, rõ ràng đến các bên liên quan [H3.03.03.02]. Sự thiết kế nêu trên của chương trình sẽ đảm bảo tính logic giữa các học phần và khả năng tiếp nhận kiến thức cao nhất đối với SV.
CTDH ngành Điều dưỡng được rà soát định kỳ 2 năm 1 lần theo kế hoạch và hướng dẫn rõ ràng và cụ thể [H3.03.02.05]. Công tác cập nhật, điều chỉnh CTĐT được dựa trên lấy ý kiến của các bên liên quan (SV, cựu SV, GV, nhà tuyển dụng, …), những khảo sát này bám sát yêu cầu CĐR của CTĐT, giúp cho việc cập nhật và cải tiến đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan và nhu cầu xã hội [H3.03.02.06] [H3.03.01.08], [H1.01.02.05]. CTDH ngành Điều dưỡng sau khi được thông qua ở Bộ môn và Khoa, và thông qua các cuộc họp Hội đồng KH&ĐT Khoa và Hội đồng KH&ĐT Trường, sau đó lập báo cáo lên Nhà trường để được phê duyệt [H3.03.03.03]. Khi việc cập nhật CTĐT đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đã đề ra, Trường sẽ ra quyết định ban hành và chính thức áp dụng chương trình mới [H3.03.01.04]. Quá trình cập nhật CTĐT ngành Điều dưỡng bắt đầu từ năm 2009 theo sự chỉ đạo của Nhà trường về thực hiện chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ theo quy chế đào tạo Đại học theo hệ thống tín chỉ (TC) của Bộ GD&ĐT [H3.03.01.01]. Năm 2018, Khoa đã thực hiện cập nhật bản
mô tả CTĐT và CTDH theo hướng chuẩn hóa rõ kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của NH. Đến năm 2020, CTĐT ngành Điều dưỡng tiếp tục được tiến hành cập nhật, chỉnh sửa theo hướng chuẩn hóa mục tiêu đào tạo, CĐR, phương pháp đánh giá [H3.03.03.04].
Ngoài việc lấy ý kiến của người học, sinh viên đã tốt nghiệp, nhà tuyển dụng…về CTDH để làm cơ sở cho việc điều chỉnh, cập nhật và cải tiến CTDH, Khoa Y Dược cũng tiến hành đối sánh với các CTDH ngành Điều dưỡng của các CTĐT tiên tiến trong nước như ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Điều dưỡng Nam Định [H3.03.03.05]. Trên cơ sở đó, Khoa Y Dược đã điều chỉnh CTDH nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp. Vì vậy, CTĐT ngành Điều dưỡng năm 2019 có sự thay đổi rõ nét về số tín chỉ của các học phần cũng như nội dung chi tiết của từng học phần; có cấu trúc hợp lý giữa các khối kiến thức đại cương và chuyên ngành; có chú ý nhiều hơn đến sự cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu của SV thông qua các học phần bắt buộc cụ thể và lựa chọn [H3.03.01.05].
2. Điểm mạnh
CTDH ngành Điều dưỡng có các học phần được cấu trúc hợp, logic đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành.
Tất cả các học phần trong CTDH được bố trí hợp lý, có tính hệ thống đảm bảo các học phần học trước, học phần song hành, tiên quyết.
CTDH ngành Điều dưỡng cũng được rà soát định kỳ 2 năm một lần, gần đây nhất là năm 2018 và năm 2020 đã điều chỉnh và bổ sung dựa trên cơ sở khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan (SV, SV đã tốt nghiệp, nhà tuyển dụng…) và khảo sát các CTĐT tiên tiến trong nước.
3. Điểm tồn tại
Khoa Y Dược mới chỉ tham khảo các CTĐT ngành Điều dưỡng ở các trường đại học lớn trong nước, chưa tham khảo ở các trường quốc tế nên những cập nhật mới nhất của thế giới về CTDH đơi khi cịn chậm trễ.
CTDH ngành Điều dưỡng đã được rà soát định kỳ 2 năm một lần, tuy nhiên việc bổ sung, điều chỉnh vẫn chưa đảm bảo thường xuyên.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2021-2022, Khoa Y Dược tăng cường kế hoạch triển khai rà soát CTĐT và tham khảo các CTĐT tiên tiến ở các trường đại học lớn trong nước và quốc tế, lập bảng đối sánh và phân tích đế làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung và cập nhật CTDH. Từ năm học 2021-2022, Khoa Y Dược tiếp tục triển khai rà soát, điều chỉnh, cập nhật CTĐT định kỳ ít nhất 2 năm một lần.
5. Tự đánh giá: 4/7
Kết luận về tiêu chuẩn 3
CTDH ngành Điều dưỡng được thiết kế dựa trên các yêu cầu của CĐR về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và chịu trách nhiệm của CTĐT. Các học phần trong CTDH được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất. CTDH ngành Điều dưỡng chú trọng tới tính logic và tính tích hợp của các học phần, nhằm đảm bảo cho SV được tiếp cận các kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ lĩnh vực rộng đến kiến thức ngành hẹp, tất cả các nội dung trong học phần thể hiện được sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR. Đồng thời xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR. Giảng viên Khoa Y Dược xác định tổ hợp các phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong CTDH phù hợp, góp phần đạt được CĐR. CTDH ngành Điều dưỡng đã được triển khai rà soát từ năm 2018 và đến năm 2020 đã điều chỉnh và cải tiến. Khoa Y Dược tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước và lấy ý kiến các bên liên quan để điều chỉnh CTDH đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp.
Tuy nhiên, số lượng các bên liên quan bên ngoài trường trả lời phản hồi về CTDH ngành Điều dưỡng về phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong ngành chưa nhiều, chưa theo định kỳ. Khoa Y Dược đã tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước nhưng vẫn còn hạn chế và chưa thực hiện được đối sánh. Bên cạnh đó, cơng tác rà soát được Khoa thực hiện nhưng chưa đồng bộ, chưa đảm bảo theo định kỳ 2 năm một lần.
Căn cứ vào mức độ đạt được của các tiêu chí, CTDH ngành Điều dưỡng đạt yêu cầu 3/3 tiêu chí trong đó 3 tiêu chí đạt 4/7.