Các biện pháp Chính phủ Việt Nam đã thực hiện để khắc phục hậu quả của vấn đề thông tin bất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoay quanh vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng ngân hàng (Trang 25 - 33)

vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng ngân hàng.

2.3.1 Các biện pháp đã thực hiện.

a) Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý:

Với vai trò là một trụ cột quan trọng trong cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam, hoạt động thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhiều đổi mới và phát triển mạnh mẽ.

Thứ nhất, xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thơng tin tín dụng quốc gia: Các

thông tin về hồ sơ pháp lý, hợp đồng tín dụng, thẻ tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài sản bảo đảm... đã từng bước được rà soát và nâng cao chất lượng theo các chỉ tiêu thông tin, đặc biệt những chỉ tiêu phụ chưa được quan tâm thu thập trong những năm trước đây. Việc thu thập, xử lý, cập nhật chỉnh sửa thông tin được thực hiện đúng quy trình, giám sát chặt chẽ, bảo mật, đảm bảo chất lượng thơng tin chính xác và kịp thời. Duy trì ổn định nguồn dữ liệu truyền thống từ các TCTD trong ngành.

Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu thơng tin tín dụng quốc gia cả về chiều rộng và chiều sâu; phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng; cải tiến quy trình, nghiệp vụ, nâng cấp hệ thống cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra, CIC cịn mở rộng và bổ sung được các nguồn thông tin phi truyền thống từ các bộ, ngành và tổ chức tự nguyện.

Thứ hai, hỗ trợ và phổ cập kiến thức tín dụng: Để minh bạch hóa thơng tin tín

dụng và hỗ trợ khách hàng vay giám sát thơng tin tín dụng về bản thân, cải thiện điểm tín dụng, CIC xây dựng cổng thơng tin kết nối với khách hàng vay và Trung tâm hỗ trợ khách hàng (Contact Center). Đây là một trong những nội dung quan trọng của Chính phủ về các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp.

b) Công tác pháp chế:

Công tác xây dựng pháp luật:

Nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế cho hoạt động ngân hàng, để triển khai thi hành các Nghị quyết, và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sao cho phù hợp.

Các văn bản được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý để NHNN thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong đó có: Tái cơ cấu hệ thống các TCTD; Mua bán, xử lý nợ xấu của TCTD, VAMC; Hoàn thiện các quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của TCTD; Quản lý hoạt động ngoại hối vàng; Triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng.

Tăng cường thực thi pháp luật ngân hàng:

Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ngân hàng, NHNN đã tập trung triển khai các nhiệm vụ sau cho các cán bộ, nhân viên: Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mới được ban hành trong toàn hệ thống ngân hàng và với mọi người; Thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật; công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và văn bản hết hiệu lực toàn phần; Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các cơ chế thí điểm có kiểm sốt đối với một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng trên cơ sở ứng dụng khoa học cơng nghệ; Rà sốt pháp luật ngân hàng so với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã hoặc đang trong quá trình tham gia như: Hiệp định thương mại điện tử ASEAN, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…; Thường xuyên cập nhật, theo dõi thi hành đối với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, các chuyên đề, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền để đáp ứng yêu cầu quản lý, qua đó nâng cao tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật ngân hàng.

c) Hoạt động kiểm toán, kế toán nội bộ, tổ chức cán bộ và đào tạo bồi dưỡng:

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai có hiệu quả cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ theo Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của Thống đốc NHNN,

chú trọng những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các năm 2017-2019. Đến năm 2020, NHNN ban hành Thông tư số 06/2020/TT-NHNN ngày 30/6/2020 quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm tốn nội bộ NHNN (thay thế Thơng tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011).

Với các chuyên đề tập trung đánh giá tính tuân thủ pháp luật, cơ chế, chính sách của ngành; tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, chú trọng vào những nội dung tiềm ẩn rủi ro (an toàn, an ninh hệ thống thông tin, công tác quản lý, thanh tra, giám sát các TCTD, công tác quản lý an tồn tài sản kho quỹ; cơng tác quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản...).

Biên chế, cơ cấu nhân sự và công tác cán bộ thực hiện theo nghị quyết về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, NHNN tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị để tiến hành sắp xếp, điều chỉnh phù hợp

d) Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng:

Công tác thanh tra chuyên ngành đặt trọng tâm vào một số nội dung như:

Thanh tra đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, vốn và thực trạng sở hữu vốn điều lệ; việc chấp hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn; xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, cơng tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý sau thanh tra tiếp tục được giám sát chặt chẽ, sát sao nhằm bảo đảm TCTD thực hiện nghiêm túc các kiến nghị tại các kết luận về thanh tra, kiểm tra; gắn kết quả thực hiện, xử lý sau thanh tra với việc xem xét cấp phép mở rộng mạng lưới và cung ứng dịch vụ ngân hàng mới, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, giám sát.

Công tác giám sát ngân hàng tiếp tục được đổi mới và tăng cường trên cơ sở hoàn thiện, triển khai các công cụ, phương pháp giám sát mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống tiêu chí giám sát, từng bước chuyển dần từ giám sát tuân thủ sang kết hợp giữa giám sát tuân thủ và giám sát trên cơ sở rủi ro.

Thắt chặt kiểm tra trong quá trình cho vay và nội bộ ngành Ngân hàng: Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm ngun nhân để có giải pháp thích hợp và tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành Ngân hàng.

Hoạt động truyền thông của NHNN tiếp tục tập trung vào tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ, điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng, giải đáp kịp thời các vấn đề báo chí, dư luận quan tâm, góp phần nâng cao niềm tin cơng chúng; đảm bảo minh bạch hóa thơng tin theo đúng quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế; tổ chức thực hiện tốt quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin của NHNN; tăng cường quản lý nhà nước về truyền thơng trong hệ thống ngân hàng. Nhằm thực thi chính sách thơng suốt, hiệu quả, đi vào cuộc sống, NHNN chú trọng truyền thông trước, trong và sau đối với các cơ chế, chính sách mới, phương thức truyền thơng thường xun được đổi mới, đa dạng.

Cổng thông tin điện tử NHNN liên tục được cải tiến, đổi mới và thực sự trở thành cầu nối thông tin giữa NHNN với công chúng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác truyền thông về hoạt động tiền tệ - ngân hàng trong tình hình mới. NHNN chủ động, tích cực triển khai các chương trình truyền thơng giáo dục như “Tiền khéo, tiền khôn”, “Những đứa trẻ thông thái”, “Đồng tiền thông thái”, “Hiểu đúng về tiền”, ... được cơng chúng đón nhận tích cực, tạo sự lan tỏa trong xã hội.

“Công tác thông tin, truyền thông tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, tạo niềm tin của doanh nghiệp và người dân đối với điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng, góp phần tích cực vào kết quả chung của tồn ngành.”

2.3.2 Đánh giá thành công và hạn chế của các giải pháp.

Các biện pháp Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trên về cơ bản đã khắc phục hậu quả của vấn đề thơng tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng ngân hàng và có những thành cơng nhưng bên cạnh đó thì các biện pháp vẫn có một số mặt hạn chế cần phải cải thiện.

Đặc biệt, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh.

2.3.2.1 Thành công

*Về nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý: Hoạt động của Trung tâm

thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) ngày càng hiệu quả, góp phần minh bạch hóa thơng tin và đảm bảo an tồn của hệ thống. Biện pháp này hỗ trợ việc kiểm sốt thơng tin bất cân xứng, đã giảm được tỷ lệ nợ xấu, rủi ro tín dụng.

CIC đã cung cấp một khối lượng lớn thơng tin về khách hàng có nhóm nợ cao nhất, biến động về nhóm nợ để làm cơ sở cho việc phân loại, đánh giá nợ, điều chỉnh nhóm nợ của TCTD; đồng thời cũng cung cấp gói dữ liệu để TCTD xây dựng, phát

triển, kiểm định các mơ hình quản trị rủi ro, chấm điểm tín dụng xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý danh mục và thu hồi nợ; cung cấp thông tin hỗ trợ TCTD.

Số liệu được CIC công bố tại hội nghị cho biết, độ bao phủ thơng tin tín dụng quốc gia đã đạt trên 48,6 triệu chủ thể thông tin (cả pháp nhân và thể nhân), vượt trên 60% người trưởng thành của Việt Nam. Chiều sâu thơng tin tín dụng đã đạt điểm tối đa 8/8 theo các tiêu chí đánh giá của Nhóm Ngân hàng Thế giới từ năm 2020. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thơng tin tín dụng của CIC liên tục được cải thiện để đảm về an toàn, bảo mật thơng tin khách hàng; hình thành mạng lưới đa kênh tới tất cả các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức tài chính tiêu dùng, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ), tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo thơng tin và tiếp cận sản phẩm dịch vụ của CIC phục vụ hoạt động kinh doanh.

*Về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng: Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm

góp phần bảo đảm sự phát triển an tồn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lịng tin của cơng chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nhận diện, đánh giá rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đưa ra văn bản cảnh báo về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro đối với các hoạt động có nguy cơ rủi ro cao.

*Về hoạt động kiểm toán, kiểm toán: Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ tiếp

tục tập trung vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, an tồn của NHNN. Hoạt động kiểm tốn nội bộ đã giúp các đơn vị phát hiện, chấn chỉnh các tồn tại, thiếu sót trong việc thơng tin bất cân xứng; rà sốt hồn thiện quy trình, quy chế nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, điều hành, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

*Về tỷ lệ nợ xấu:

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đặc biệt là hậu Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế trong nước, làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, NHNN đã chỉ đạo TCTD triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm sốt, phịng ngừa nợ xấu mới phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD ở mức an toàn.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 12/2020, nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD tiếp tục được kiểm sốt và duy trì ở mức dưới 3% (tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến 31/12/2020 là 1,69%). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD đến cuối tháng 12/2020 ở mức

3,81%, giảm so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017, mức 5,85% cuối năm 2018 và mức 4,43% cuối năm 2019.

Nhưng cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Cơng ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 là 7,36% và cũng là con số cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 - 2020.

2016 2017 2018 2019 2020 2021 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 10.08% 7.36% 5.85% 4.43% 3.81% 7.31% 2.46% 1.99% 1.91% 1.63% 1.69% 1.90% 0

TỶ LỆ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016-2021 (% TỔNG DƯ NỢ)

Nợ xấu gộp Nợ xấu nội bảng

Hình 6: Biểu đồ tỉ lệ nợ xấu của NHTM (thêm số liệu 2016 đối chiếu)

Do cơng tác quản lý rủi ro tín dụng chưa được thực hiện tập trung. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy được hiệu quả. Thiếu công cụ đo lường rủi ro và khả năng phân tích rủi ro tín dụng, phân tích ngành cịn yếu. Cơ sở dữ liệu và hệ thống thơng tin cịn nghèo nàn. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngồi ra việc kết nối thông tin với trang web - CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc.

Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

*Về công tác pháp chế: Với số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật được ban

hành, hệ thống pháp luật ngành ngân hàng tiếp tục được hồn thiện, góp phần tăng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoay quanh vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng ngân hàng (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w