ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quản lý đất đai trong thời kì mới (Trang 35 - 38)

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất cho các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã Thanh Thịnh- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp GCN

3.2..2. Khái quát về đăng ký cấp GCN và lập hồ sơ địa chính

- Đăng ký quyền sủ dụng đất lần đầu và đăng ký về quyền sử dụng đất . - Khái quát về cấp giấy chứng nhận.

- Khái quát về hồ sơ địa chính.

3.2.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Thanh Thịnh- huyện Thanh Chương- Nghệ An.

- Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội

- Tình hình quản lí, sử dụng đất của xã Thanh Thịnh- Thanh Chương- Nghệ An.

3.2.4. Quy định về trình tự,thủ tục về đăng ký, cấp giấy chứng nhận và quy trình đăng ký biến động về quyền sử dụng đất của xã Thanh Thịnh- Thanh Chương- Nghệ An.

- Quy trình cấp giấy chứng nhận theo hình thức cuốn chiếu.

- Quy trình cấp giấy chứng nhận theo nhu cầu của nhân dân qua trung tâm giao dịch “ một cửa”.

3.2.5. Kết quả thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận của xã Thanh Thịnh- huyện Thanh Chương- Nghệ An.

- Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp. - Kết quả đăng ký cấp GCN đất ở cho hộ gia đình cá nhân. - Kết quả đăng ký cấp GCN đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo.

3.2.6. Kết quả đăng ký biến động quyền sử dụng đất đai của xã Thanh Thịnh- huyện Thanh Chương- Nghệ An.

3.2.7.Kết quả lập hồ sơ Địa chính của xã Thanh Thịnh- Thanh Chương- Nghệ An.

3.2.8. Đánh giá công tác đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC của xã Thanh Thịnh- Thanh Chương- Nghệ An.

- Thuận lợi. - Khó khăn.

- Đề xuất giải pháp.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra

Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Công tác điều tra được thực hiện ở 2 giai đoạn:

- Điều tra nội nghiệp: Nhằm điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết trong điều kiện trong phòng. Các tư liệu cần thu thập như: Điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, hiện trạng sử dụng dất của địa phương, các thông tin về tìn hình quản lý và sử dụng đất của địa phương...

- Điều tra ngoại nghiệp: Là công tác khảo sát ngoài thực địa nhằm bổ sung và chính xác hoá các thông tin thu thập trong phòng. Tiến hành khảo sát, điều tra đến từng thửa đất để xác định MĐSD hiện tại, tình hình ĐK đất đai, cấp giấy chứng nhận của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân…

3.3.2. Phương pháp thống kê

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.

Các chỉ tiêu thống kê dùng trong việc nghiên cứu đề tài này có thể kể đến như: Cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất đai, tổng số giấy chứng đã được cấp theo loại sử dụng đất... số liệu được xử lý theo phần mềm Excel, word...

3.3.3. Phương pháp so sánh

Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét phục vụ cho việc nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4. Phương pháp phân tích

Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để có những kết luận là những đánh giá về việc thực hiện công tác đăng ký, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính tại xã Nghĩa Hiếu- Nghĩa Đàn- Nghệ An

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quản lý đất đai trong thời kì mới (Trang 35 - 38)