Tình hình quản lí sử dụng đất

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8 VÀ GCADAS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ PHƯỜNG TÀO XUN, THÀNH PHỐ THANH HÓA (Trang 39 - 43)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA phưỜng Tào Xuyên

4.2.1 Tình hình quản lí sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2013 quy định 15 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Luật đã cụ thể hố các nội dung trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai và đã cơ bản giải quyết được những bức xúc trong công tác quản lý đất đai hiện nay. Do có nhiều nội dung mới trong Luật đất đai năm

2013 phường chưa triển khai thực hiện được như: Quản lý tài chính về đất đai; quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; quản lý các hoạt động dịch vụ cơng về đất…Vì vây trong phần đánh giá tình hình quản lý sử dụng đât chỉ tập trung chủ yếu đánh giá các nội dung mà phường đã thực hiện được theo luật đất đai năm 2013.

4.2.1.1. Tình hình thực hiện cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai

A. Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai

a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của UBND phường

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013; chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2222/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 30 tháng 5 năm 2014, đến nay UBND phường Tào Xuyên đã ban hành 10 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay, còn 02 nội dung theo phân cấp UBND phường đã giao các Sở, ngành chức năng tham mưu để ban hành, gồm: Quy định về hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân – theo Khoản 5 Điều 129 Luật Đất đai và Quy định về mức đất, chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang – Điều 162 Luật Đất đai.

b) Việc rà soát hệ thống hoá, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật đất đai tại địa phương

Công tác rà sốt, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai tại địa phương đã được UBND tỉnh,phường quan tâm chỉ đạo thực hiện, đến nay đã tổ chức rà sốt 33 văn bản, trong đó đã huỷ bỏ 13 văn bản.

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND phường ban hành kế hoạch và triển khai kế hoạch trong phường; phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy đưa một số nội dung cơ bản Luật Đất đai vào trong tài liệu “Bản tin nội bộ” tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ hàng tháng của tỉnh để phát tới tất cả các chi bộ thuộc các Đảng bộ trong phường.

Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền trên kênh Đài truyền hình của tỉnh, trên hệ thống đài truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã và đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn ngay sau khi Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành.

Tổ chức phổ biến và yêu cầu triển khai thực hiện Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cho các phòng, Chi cục, đơn vị thuộc Sở và phịng Tài ngun và Mơi trường các huyện, thành phố, thị xã để việc xử lý vi phạm về đất đai được thống nhất trên địa bàn.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên thông tin về luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành của Chính phủ, các Bộ ngành và của UBND phường tới hiệp hội các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thông tin tới các doanh nghiệp hội viên trên địa bàn phường.

Về công tác tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật đất đai cho đội ngũ cán bộ quản lý, chun mơn có liên quan đến cơng tác quản lý đất đai: Công tác này đến nay chưa được triển khai do khó khăn về kinh phí thực hiện; hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch tập huấn, đối tượng tập huấn và lập dự tốn kinh phí để báo cáo UBND phường xem xét cấp kinh phí phục vụ cho cơng tác này.

B. Đánh giá chung

a) Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của UBND phường

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của địa phương, việc rà sốt, hệ thống hóa các văn bản đã được UBND phường chỉ đạo thực hiện; đã ban hành được một số văn bản mà Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành giao cho tỉnh ban hành. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản còn chậm (Luật Đất đai và Nghị định có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 nhưng đến tháng 11/2014 mới ban hành được một số quy định); một số văn bản được giao nhưng chưa ban hành (quy

định về trình tự, thủ tục hành chính về đất đai; quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định cơng nhận hịa giải thành); một số văn bản ban hành nhưng còn thiếu nội dung (thiếu quy định về Hạn mức công nhận đất nông nghiệp tự khai hoang theo Khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân theo Khoản 5 Điều 129 Luật Đất đai); văn bản ban hành cịn có nội dung chưa phù hợp (Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất cịn lại tại Điều 14, trong khi đó, Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định bồi thường chi phí đầu tư vào đất cịn lại).

b) Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đã được triển khai tích cực, có sự đa dạng về hình thức tun truyền. Tuy nhiên, cần tích cực tuyên truyền đến người sử dụng đất như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.

4.2.1.2. Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường

a. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua công tác quản lý đất đai của xã luôn được quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về cơ bản đã hình thành hệ thống quản lý và thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ngày càng quy củ và đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai những năm tiếp theo.

Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng đất được thực hiện, xử lý kịp thời, phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tỉnh ủng hộ.

b. Những tồn tại cần được khắc phục

Do đất đai là vấn đề nhạy cảm, việc sử dụng đất đai mang nặng tính lịch sử, trong tư duy của một bộ phận nhân dân chưa phù hợp với quy định của pháp luật, một số nội dung quản lý đất đai trước đây thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở pháp luật nên dẫn đến một số tồn tại cần được khắc phục, đó là:

- Quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người dân khơng rõ ràng, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai;

- Việc sử dụng đất ở một số nơi cịn lãng phí, để hoang hố. Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như lẫn chiếm đất công, sử dụng đất khơng đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch... - Nhìn chung chất lượng các phương án quy hoạch và kế hoạch còn hạn chế, nội dung quy hoạch cịn mang tính hình thức, chắp vá, do tài liệu điều tra cơ bản như hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính chưa đầy đủ hồn thiện, hồ sơ tài liệu quy hoạch sử dụng đất chưa được công bố, công khai theo luật đất đai quy định, kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa được bám sát quy hoạch và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8 VÀ GCADAS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ PHƯỜNG TÀO XUN, THÀNH PHỐ THANH HÓA (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)