Ta được kết quả như hình 4.22.
Hình 4.22. Khoanh đất sau khi được tơ màu
4.3.4.3. Vẽ nhãn loại đất
Để tạo nhãn khoanh đất trong bản đồ hiện trạng ta tiến hành như sau: - Vào Kiểm kê → Bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Vẽ nhãn loại đất.
- Ta được kết quả như hình.
Hình 4.24. Khoanh đất sau khi được vẽ nhãn loại đất
4.3.4.5. Biên tập và trình bày bản đồ
a. Vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phần mềm gCadas hỗ trợ vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy phạm. Ta tiến hành như sau:
- Vào Kiểm kê → Bản đồ hiện trạng sử dụng đất → Vẽ khung bản đồ hiện trạng.
- Xuất hiện hộp thoại vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trong hộp thoại này thiết lập các thông số như sau:
+ Tỷ lệ :1/2000
+ Đơn vị hành chính: tỉnh Thanh Hóa, Thành Phố Thanh Hóa, phường Tào Xuyên
+ Cấp: bản đồ cấp xã
+ Đơn vị thi công: Đỗ Thiện Chung
+ Nguồn tài liệu: Bản đồ địa chính năm 2015 + Sơ đồ vị trí ( nếu có )
Hình 4.25. Vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
b. Biên tập các yếu tố kinh tế - xã hội và ghi chú
Để biên tập các yếu tố kinh tế - xã hội ta làm như sau:
+ Vào Công cụ → Biên tập → Đặt tỷ lệ → Xuất hiện hộp thoại thiết lập tỷ lệ bản đồ → Chọn tỷ lệ 1/10000 → Thiết lập
+ Vào Công cụ → Biên tập → Ký hiệu: Đền, chùa, miếu, nghĩa địa. Biên tập các lớp ghi chú trên bản đồ:
Lớp ghi chú được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng các text, các bước biên tập các lớp ghi chú như sau:
Vào Công cụ → Biên tập → Ghi chú: Tên huyện, thị xã, Tên phường xã, thị trấn, Tên thơn xóm lớn, Tên thơn xóm nhỏ, Các đối tượng KT- VH-XH, Ghi chú khu đo giáp ranh,…
Hình 4.27. Ghi chú kí hiệu
4.3.4.6. Hồn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a. Tạo sơ đồ vị trí
Sơ đồ vị trí là yếu tố khơng thể thiếu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, nó giúp thể hiện hình dáng và mối tương quan giữa Phường Tào Xuyên đối với các đơn vị hành chính xung quanh, giúp định hướng và tạo cái nhìn tổng quan nhất cho bản đồ hiện trạng.
Trong nghiên cứu này tôi đã kế thừa sơ đồ vị trí của bản đồ HTSDĐ giai đoạn trước, thực hiện bằng cách Copy tại chỗ. Cụ thể các bước như sau:
- Trên MicroStation V8: Vào File → References → Tools → Attach → Chọn đường dẫn bản đồ chu kỳ trước → ok
- Sử dụng cơng cụ Fence xác định vị trí cần copy, trong hộp thoại Key- in gõ dx=0 để copy tại chỗ.
Sơ đồ vị trí thường được bố trí ở góc trên bên trái bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
b. Tạo đường bao ranh giới
Tạo đường bao quanh ranh giới thửa đất là bước cuối cùng để bản đồ hiện trạng sử dụng đất được hoàn thiện. Cách thực hiện như sau:
+ Vào Biên tập → Tiện ích → Tạo đường bao thửa → Xuất hiện hộp thoại Tạo đường bao thửa → Chọn level đường bao → Chấp nhận.
+ Chọn màu số 209 và chọn kích cỡ phù hợp cho đường bao bằng việc sử dụng chức năng Change Element Attributes ta được đường bao như hình và ta được kết quả
Hình 4.28. Hình ảnh đường bao ranh giới bản đồ hiện trạng
Sản phẩm cuối cùng là bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoàn thiện của phường Tào Xuyên năm 2019 như hình 4.29.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu bản đồ điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, các ngành và địa phương. Nó có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai. Kết quả của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của phường Tào Xuyên giúp địa phương nắm chắc quỹ đất và các loại hình sử dụng đất để có phương án quản lý, bố trí, phân bố quỹ đất đai hợp lý góp phần phát triển kinh tế và xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong địa bàn phường.
Quá trình nghiên cứu đề tài đã đánh giá được tình hình điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của phường Tào Xuyên năm 2019 đang trong giai đoạn phát triển ổn định.
Xây dựng được quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản dồ địa chính bằng phần mềm microstation V8 và Gcadas
Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Tào Xuyên từ bản đồ địa chính đảm bảo theo đúng quy trình và quy định hiện hành.
Việc sử dụng phần mềm microstation V8 và Gcadas trong việc thành lập bản đồ hiện trạng rất thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
5.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực hiện đề tài khóa luận, tơi có một số kiến nghị sau: Phần mềm MicroStation V8 và gCadas có thể nói là các phần mềm ưu việt, phần mềm đồ họa mạnh nhưng chúng lại không nằm trong nội dung chương trình học nên việc ứng dụng chúng trong việc thực hiện đề tài thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính số cịn gặp nhiều khó khăn và sai sót.
Hơn nữa, phần mềm gCadas là một phần mềm mất phí, nên muốn sử dụng phần mềm cần đầu tư về kinh phí để th khóa. Vì cịn là sinh viên vẫn
ngồi trên ghế nhà trường nên việc thuê khóa là khá khó khăn. Do vậy cịn nhiều chức năng của phần mềm chưa được tìm hiểu và nắm bắt vì bản dùng thử của phần mềm chỉ có thời hạn 7 ngày và bị giới hạn chức năng.
Trong quá trình thu thập tài liệu tại địa bàn nghiên cứu, do các giấy tờ, tài liệu thường được lưu trữ ở dạng giấy gây khó khăn cho việc tìm kiếm và khơng được bảo quản cẩn thận. Theo thời gian tài liệu bị nhàu nát hoặc mất một số giấy tờ nên tài liệu thu thập được khơng đầy đủ và chưa được chính xác. Trong những nghiên cứu sắp tới, tơi sẽ hồn thiện và khắc phục những điểm còn hạn chế trong đề tài này.