Châu Phi có nhiều di tích lịch sử, như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, thành phố cổ Timbuktu (Tim-bút-tu) ở Mali, hồng cung Abomey (A-bơ-mây) ở Benin (Bê-nanh)…
Hiện nay, hoạt động bảo vệ các di sản lịch sử ở châu Phi gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí lớn, xung đột quân sự, hoạt động khủng bố, thiên tai… làm nhiều cơng trình bị xuống cấp. Việc khai thác, phát huy các di sản ở châu Phi đòi hỏi sự chung tay của chính quyền với nhân dân, cũng như các cộng đồng quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
Quần thể Kim Tự Tháp ở Ai Cập, trải dài từ Memphis (Mem-phít) tới Dahshur (Đa-hơ-
xua), được xây dựng vào thế kỷ XXVI – XXV TCN thời Cổ vương quốc Ai Cập. Hiện đã có 138 Kim Tự Tháp được tìm thấy ở Ai Cập (năm 2008), trong đó Đại Kim Tự Tháp Ghiza (Ghi-da) là kim tự tháp lớn nhất với chiều cao 138,8 mét, đáy vuông mỗi cạnh dài hơn 210 mét. Theo ước tính của các nhà khoa học, Đại Kim Tự Tháp Ghiza được khoảng 20.000 – 40.000 nhân công xây
dựng từ hơn 2,3 triệu khối đá, mỗi khối đá có trọng lượng từ 2,5 đến 15 tấn. Q trình xây dựng Kim Tự Tháp vẫn còn là ẩn số cho đến ngày nay.
Timbuktu là thành phố cổ ở quốc gia Mali, cách sông Niger 20 km. Timbuktu được người
Tuareg (Tua-réc) xây dựng vào thế kỷ XI, thuộc Đế quốc Mali vào thế kỷ XIII. Vào thế kỷ XIV, Timbuktu trở thành trung tâm kinh tế của Đế quốc Mali với các hoạt động buôn bán vàng, muối nô lệ tấp nập. Ngồi ra, Timbuktu cịn là trung tâm văn hố với nhiều nhà thờ Hồi giáo được xây dựng, nổi bật nhất là nhà thờ Sankore. Theo một số tài liệu, đã có thời gian Timbuktu thu hút được 25.000 học viên đến đây. Một số học giả như Shabeni và Leo Africanus có những ghi chép về Timbuktu. Cuối thế kỷ XVI, Timbuktu bị người Maroc xâm chiếm và tàn phá. Năm 1893, người Pháp xâm chiếm Mali và bỏ hoang Timbuktu trong nhiều năm. Năm 1960, sau khi giành độc lập, chính quyền Cộng hồ Mali có các biện pháp để khơi phục thành phố cổ này.
Hồng cung Abomey (A-bơ-mây) được xây dựng trên cao nguyên cùng tên bởi các vua của Vương quốc Dahomey (Đa-hô-mây). Đầu thế kỷ XVII, vua Gangnihessou (Gang-ni-he-xu) thành lập Vương quốc Dahomey. Các vua Dahomey đem quân mở rộng lãnh thổ, biến Dahomey trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ XIX. Thời kỳ cực thịnh, cung điện có 12 gian phịng (tương đương với 12 đời vua Dahomey), sức chứa lên đến 8.000 người. Cuối thời vua Behazin (Bê-ha-din), Dahomey bị quân Pháp xâm lược và thống trị. Năm 1960, Dahomey độc lập, đến năm 1975 thì đổi tên thành Cộng hồ Benin. Chính quyền phối hợp các bên trùng tu cung điện Abomey. Năm 1985, UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới.
Bài 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢOVỆ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI