Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu Sổ tay kiến thức sử địa 7 (Trang 40 - 41)

Phần lớn châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam.

Châu Đại Dương có diện tích nhỏ nhất thế giới, bốn mặt đều giáp biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. Châu lục trải dài từ 100 N đến 390 N, gồm một loạt các đảo và quần đảo.

II. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình phân hố từ tây sang đơng. Phía tây là các cao ngun cao trên 500 mét (cao nguyên Kimberley, cao nguyên Victoria…). Ở giữa là bồn địa và đồng bằng. Phía đơng là dãy núi Australia (Ốt-xtra-li-a). Ở các đảo và quần đảo, địa hình là núi cao và núi lửa.

Các khoáng sản ở châu Đại Dương là sắt, đồng, vàng, than, dầu mỏ.

Khí hậu ở châu Đại Dương phần lớn khơ hạn và phân hố rõ nét. Từ bắc xuống nam, có kiểu khí hậu nhiệt đới khơ, cận nhiệt lục địa, khí hậu ơn đới hải dương, khí hậu núi cao. Từ đơng sang tây, có kiểu khí hậu cận nhiệt hải dương, cận nhiệt lục địa.

Châu Đại Dương có hệ động thực vật phong phú, tiêu biểu là gấu túi, thú mỏ vịt, chuột túi…

Bài 20: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI Ô-XTRÂY-LI-A

I. Đặc điểm dân cư

Ơ-xtrây-li-a (Australia) có quy mơ dân số khơng lớn, tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp. Người nhập cư chiếm phần lớn dân số Ô-xtrây-li-a, chủ yếu là người châu Âu và người châu Á.

Ơ-xtrây-li-a có cơ cấu dân số già, tỉ lệ sinh giảm, nữ nhiều hơn nam.

Dân cư Ô-xtrây-li-a phân bố khơng đều, tập trung nhiều nhất ở phía đơng nam. Các đơ thị của Ơ-xtrây-li-a tập trung chủ yếu ở vùng đông nam, với tỉ lệ dân thành thị là 86%.

Một phần của tài liệu Sổ tay kiến thức sử địa 7 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w