MARIAN WRIGHT EDELMAN

Một phần của tài liệu 5768-dam-mo-uoc-de-truong-thanh-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 87 - 92)

“Bà y thức được nạn phân biệt chủng tộc và căm ghét nó”

Tuổi thơ:

Marian Wright Edelman sinh năm 1939 tại một thị trấn nhỏ thuộc Bennettsville, bang South Carolina, là con út trong gia đình có 5 người con. Cũng như bao thị trấn ở khu vực miền Nam thời bấy giờ, nạn phân biệt chủng tộc tràn lan ở nơi đây.

Nói như vậy đồng nghĩa với việc những người Mỹ gốc Phi sống trong những khu dân cư nghèo khơng có quyền bầu cử, không được bước vào thư viện, không được ra công viên công cộng chơi, không được uống chung vòi nước với người da trắng hay nhảy xuống hồ bơi trong vùng.

Lớp học của người da đen không được lắp đặt hệ thống sưởi, sách giáo khoa thì rách tan nát, cịn học trị thường phải dùng chung sách với nhau vì khơng bao giờ đủ sách cho tất cả.

Cả cha của bà, một mục sư và mẹ của bà, người chơi đàn organ và chỉ huy đội hợp xướng trong nhà thờ, đều nỗ lực truyền đạt cho con tư tưởng “lao động là vinh quang”. Họ luôn chỉ đạo các con hoặc phụ việc nhà, hoặc đọc sách, hoặc ngồi vào bàn học.

Trong mảng học hành và hoạt động cộng đồng, chính cách giáo dục của cha mẹ đã định hướng cuộc đời cho Marian từ rất sớm. Bà hiểu rằng giúp đỡ người khác không phải là chuyện làm khi rảnh rỗi, mà đó là “ý nghĩa cuộc đời”.

Cha mẹ chính là tấm gương trong cuộc sống hàng ngày cho con cái về tính cần cù, chăm chỉ, lòng quyết tâm, khả

năng xoay sở trước khó khăn và khơng bao giờ bỏ cuộc.

Cha mẹ bà muốn con mình phải nỗ lực hết sức trong mọi chuyện. Mỗi tối, bọn trẻ phải hoàn tất bài tập về nhà, và nếu hôm ấy thầy cô không giao bài, chúng phải tự kiếm việc mà làm. Đó là đọc, đọc và đọc.

Dù thời thơ ấu và cuộc sống trong gia đình của bà thật đẹp, nạn phân biệt chủng tộc đầy khắc nghiệt vẫn luôn chực chờ trước cửa.

Một cậu bạn thuở nhỏ của Marian đã mất mạng vì đạp trúng con ốc sên có độc và chỗ viêm tấy trở nặng do không được các y bác sĩ cứu chữa đàng hoàng.

Một bạn học cùng lớp khác của bà bị gãy cổ trong lúc nhảy từ trên cầu xuống sơng, vì chỉ có trẻ con da trắng mới được phép bơi ở hồ bơi công cộng về sau bà mới biết chính con sơng mà người dân da len được phép bơi và đánh cá là nơi đón nhận nước thải chảy ra từ bệnh viện trong vùng.

Cha của bà qua đời sau một cơn đau tim vào năm bà 14 tuổi. Khi ngồi bên cha trong chiếc xe cứu thương, bà lắng nghe từng lời trăn trối của ơng. Ơng bảo bà có thể đạt được bất cứ điều gì bà muốn, và một lần nữa ơng nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức, kỷ luật cá nhân, tính cách cao đẹp, sự sẵn sàng giúp đỡ người khác và lòng quyết tâm.

Cha bà trút hơi thở cuối cùng trước khi xe kịp đến bệnh viện, nhưng sau cái chết của ông, cuộc sống gia đình vẫn diễn ra theo cách ông mong muốn - các con học hành chăm chỉ, làm việc hết mình và giúp đỡ người khác.

Trước khi tốt nghiệp cấp ba, Marian là đứa con duy nhất trong nhà chưa ra ngồi tìm việc, và mẹ của bà, người đang phụ trách viện dưỡng lão đối diện nhà thờ, tiếp nhận thêm trẻ mồ côi trong vùng về nuôi dưỡng.

Marian được chọn làm học sinh đại diện lớp lên phát biểu chia tay trong buổi phát bằng tốt nghiệp cấp ba và trong quyển kỷ yếu của lớp, bà được dự đoán sẽ trở thành nhà vật lý học.

Trưởng thành:

Trở thành sinh viên trường Cao đẳng Spelman thuộc thành phố Atlanta, bang Georgia, phương châm của bà cũng giống những gì cha mẹ trơng đợi: học giỏi để cải thiện chất lượng cuộc sống của người khác và để khi qua đời, mình đã làm được một điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng và thế giới.

Trong quá trình học tại Spelman, bà nhận được học bổng để sống và học tập tại nước ngồi. Sau đó, bà quay về Hoa Ky, tham gia biểu tình địi nhân quyền. Khi nhận ra có rất nhiều người nghèo cần tư vấn pháp lý nhưng đànhbng tay vì khơng đủ tiền, bà quyết định trở thành luật sư.

Sau khi tốt nghiệp Spelman, bà nhận học bổng vào trường luật thuộc Đại học Yale, nhưng bà cảm thấy khó mà ngồi yên trong lớp học luật trong khi bao nhiêu người khác dành trọn thời gian đấu tranh đòi nhân quyền.

Nhân dịp nghỉ Xuân vào năm thứ 3 ở trường luật, bà đến Greenvvood, bang Mississippi, để phổ cập kiến thức cho cộng đồng người da đen về nhân quyền. Cảnh sát thả chó ra tấn công bà và các đồng sự. Sự việc này càng nung nấu quyết tâm trở thành luật sư của bà để chống lại những hành vi trái luật như thế.

Bà quay về Đại học Yale và hoàn tất chương trình luật, rồi ngay lập tức trở thành một trong những thực tập sinh đầu tiên trong chương trình của Quỹ Đấu tranh Pháp lý và Giáo dục do NAACP (Hiệp hội vì sự tiến bộ của cộng đồng người da màu) tài trợ. Bà đào tạo tại thành phố New York, sau đó

chuyển về Mississippi, nơi bà nghĩ mình sẽ làm được những việc hữu ích nhất.

Sau hơn một năm kiêm nhiệm vị trí tư vấn pháp lý, bà thi lấy chứng chỉ hành nghề và chính thức trở thành nữ luật sư da đen đầu tiên của bang Mississippi.

Năm 1986, bà chuyển đến Thủ đô Washington để tiếp tục công cuộc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, tại nơi mà bà tin nó sẽ tạo tiếng vang lớn nhất.

Với sự hỗ trợ của Quỹ tài trợ Field, bà lập ra Dự án Hghiên cứu Washington để báo cáo về hiện trạng sống của người nghèo khó. Mục tiêu của bà là trở thành tiếng nói của người nghèo trên toàn nước Mỹ và củng cố những điều luật bảo vệ họ.

Năm 1973, Dự án Nghiên cứu Washington trở thành Quỹ Vì trẻ em (CDF). Với lần đổi tên dự án này và sự quan tâm dành cho trẻ em, bà dốc hết năng lượng vì tuơng lai của 50 triệu trẻ em toàn quốc.

Bảo vệ quyền lợi trẻ em trở thành động lực cuộc đời bà. Bà xem các em là “những gì quý giá và mong manh nhất của chúng ta”.

Bà bắt đầu được cơng nhận vì những nỗ lực giúp trẻ em, và năm 1983, tờ Ladies Home vinh danh bà là một trong 100 nguời phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ.

Nhiều nguời cho rằng hiện bà là tiếng nói cá nhân mạnh mẽ nhất vì quyền trẻ em trên toàn nuớc Mỹ. Là nhà hoạt động xã hội, luật sư, giảng viên, người vợ, nguời mẹ, và tác giả có sách bán chạy nhất, bà dành trọn cuộc đời để nâng đỡ những ai không phải lúc nào cũng có thể tự nâng mình dậy.

của ta chứ khơng phải những gì ta nắm trong tay hay gánh trên vai.” Marian Wright Edelman (1939 )

Một phần của tài liệu 5768-dam-mo-uoc-de-truong-thanh-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)