NORMAN VINCENT PEALE

Một phần của tài liệu 5768-dam-mo-uoc-de-truong-thanh-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 49 - 53)

“Kẻ mang mặc cảm tự tỉ nặng nề nhất bang Ohio”

Norman Vincent Peale sinh ra ở một vùng nông thôn thuộc bang Ohio năm 1898, là con của một mục sư đồng thời là nhà vật lý học.

Từ khi còn là một cậu bé, Norman đã rụt rè một cách kỳ lạ. Hễ thấy khách đến chơi nhà, ông ngay lập tức trốn lên căn gác xép để không phải đứng truớc mặt khách đọc thơ cho họ nghe.

So với những đúa trẻ cùng tuổi, trông ông khá là ốm yếu, trái ngược hẳn với thân hình cường tráng, vạm vỡ của em trai ông. Điều này khiến ông phần nào nhận thức được về vẻ bề ngồi của mình.

Ơng rất ngưỡng mộ bố, nhưng làm con của một mục sư không hề dễ dàng chút nào. Thỉnh thoảng ơng bị bạn bè chọc ghẹo vì có bố là mục sư đi thuyết giảng, và cũng vì lý do đó, mà thầy cơ giáo ln kỳ vọng ông là một học sinh gương mẫu.

Đến tuổi dậy thì, ơng bắt đầu bị nỗi mặc cảm nặng nề xâm lấn. Ông tự nhủ mình sẽ chẳng làm nên trị trống gì.

Khi ơng nhận ra mọi người có vẻ đồng tình với cách tự đánh giá này của ông, ông càng cảm thấy tồi tệ. Ông phát chán việc lúc nào cũng rụt rè e ngại, nghi ngờ bản thân và nhát như thỏ đế, nhưng ông khơng biết phải làm sao để giải thốt mình khỏi mặc cảm tự ti đang khiến cuộc đời ông khổ sở đến thế.

Suốt những năm phổ thơng trung học, vì muốn kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống, ông lái xe đến một khu vực khác của thị trấn, nơi người ta không biết ông là ai, để bán

nồi niêu xoong chảo. Nhưng chỉ sau lần chào bán đầu tiên, ông bối rối đến mức chui luôn vào xe hơi và lái về nhà.

Cha mẹ ông đều là những người mạnh mẽ và hướng ngoại; họ quyết định thay cho ông nhiều đến mức ơng khó mà đưa ra những quyết định, dù nhỏ, cho bản thân mình.

Học kỳ đầu tiên tại trường đại học, ơng khơng có nổi một con điểm A hay B. Đến học kỳ thứ hai, môn tiếng Hy Lạp của ông điểm thấp lè tè, và ông ăn một con F trong môn Thể dục. Điểm A duy nhất ông kiếm được là nhờ mơn Hùng biện.

Ơng tự ý bỏ học khi còn là sinh yiên năm nhất, quay về nhà để nhập ngũ, nhưng cha mẹ ông không đồng ý, bắt ông trở lại trường học ngay lập tức.

Hết năm nhất, mẹ ông bảo ông phải cải thiện điểm số nếu mai này muốn trở thành người có ích cho xã hội.

Ơng tiếp tục bị sự e dè ngượng ngập làm cho khổ sở mỗi lần đứng trả bài trước lớp, và thường trở nên lúng túng như gà mắc tóc, líu lưỡi và đỏ mặt tía tai.

Ơng tự miêu tả mình là “kẻ mang mặc cảm tự ti nặng nề nhất bang Ohio”. Đến một ngày nọ, một sự việc xảy ra đã thay đổi cuộc đời ông mãi mãi.

Sau giờ học, giảng viên môn Kinh tế gọi ơng lại để nói chuyện nghiêm túc rằng cảm giác e dè của ông chủ yếu bắt nguồn từ việc ơng tự xem mình là trung tâm vũ trụ và đã đến lúc ông phải khắc phục bệnh tự ti ấy để trưởng thành.

Giảng viên đó cịn bảo ơng rằng, là con của một mục sư, ông nên biết tìm sự giúp đỡ ở đâu.

Trưởng thành:

Norman quyết định nghe theo lời khuyên của thầy và cầu xin Chúa trời giúp đỡ mình. Dù tính nhút nhát bẽn lẽn đó

của ông không bao giờ biến mất hoàn tồn, nhung ơng đã tiến bộ hơn rất nhiều.

Ơng khơng biết chắc mình có muốn trở thành mục sư như cha hay không, thế nên sau khi tốt nghiệp đại học, ông quyết định xin vào làm cho một tờ báo.

Ông làm cho tòa soạn này được tầm một năm thì quay lại trường học. Dù hồn tồn khơng có ý trở thành mục sư, ơng vẫn thấy mình quan tâm đến môn thần học. Đến năm 1924, ông lấy bằng cử nhân Thần học của Đại học Boston.

Ông bắt đầu trở nên nổi tiếng khơng chỉ với vai trị một nhà hùng biện tài ba mà cịn là một mục sư có thể đơn giản hóa những gì về Chúa để tất cả mọi người cùng nắm bắt.

Ông quyết định thử viết sách nhưng sớm nản chí và cuối cùng vứt hết bản thảo của mình vào sọt rác. Tuy nhiên, vợ ơng lại lén nhặt bản thảo đó ra và gửi đến một nhà xuất bản. Tác phẩm về sau được mang tên A Guide to Confìdent Living (Cẩm Nang sống) và trở thành đầu sách bán chạy nhất. Nó được tái bản đến 25 lần chỉ trong vịng 4 năm.

Thời điểm đó, ơng trở thành một diễn giả được săn lùng và giành được nhiều bằng cấp danh giá của các trường đại học, cao đẳng.

Năm 1952, tác phẩm The Power of Positive (Sức Mạnh Tư Duy Tích Cực) của ơng được xuất bản. Từ đó đến nay, số lượng ấn phẩm phát hành của quyển sách này chỉ xếp sau Kinh Thánh. Nó giữ ngơi vị sách bán chạy nhất thế giới trong nhiều năm liền và được dịch sang 23 thứ tiếng.

Vào những năm 1960, bộ phim One Man Way dựa trên tiểu sử cuộc đời ơng được trình chiếu trên hàng loạt các kênh truyền hình khắp nước Mỹ.

Ơng là mục sư tại Nhà thờ Marble Collegiate, thành phố New York. Vào mỗi sáng Chủ nhật, buổi trò chuyện của ông thu hút 3.000 người tham dự. ơng cịn là đồng chủ bút tờ nguyệt san Guideposts với vợ mình, tạp chí truyền cảm hứng được hàng triệu người đón nhận.

Ơng là chủ tịch và cũng là người đồng sáng lập Tổ chức Tôn giáo và Tâm thần học Hoa Kỳ, nơi áp dụng những phương pháp kết hợp giữa tôn giáo với tâm thần học để giúp mọi người giải quyết vấn đề. Ông thành lập Trường Tin lành dành cho các mục sư nhằm mang đến cho họ cơ hội học hỏi và củng cố niềm tin vào tôn giáo.

Ngày 26 tháng 3 năm 1984, ơng được Chính phủ Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Tự do tại Nhà Trắng với lời khen ngợi “khơng có mấy cơng dân Mỹ đóng góp nhiều đến vậy Cho hạnh phúc của cộng đồng như ông”.

Năm 1984, ông an tâm nghỉ hưu sau một chặng đường dài: từ một cậu bé mang mặc cảm tự ti nặng nề trở thành một trong những nhà thuyết giáo có ảnh hưởng sâu rộng, được yêu quý và nổi tiếng nhất trên đất Mỹ.

“Hãy tin vào Thượng đế và vui sống mỗi ngày.” Norman VincentPeale (1898 1993)

Một phần của tài liệu 5768-dam-mo-uoc-de-truong-thanh-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)