- Nguyên nhân
2.2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm tiếp tục phát huy vai trò của du
lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên Giang
- Đối với tỉnh Kiên Giang du lịch là lĩnh vực được xác định là có lợi thế và cần tập trung đầu tư; tốc độ tăng trưởng được đặt ra hàng năm thời kỳ 2005- 2010 là 13- 14%. Tuy nhiên, việc tập trung đầu tư cho lĩnh vực này chưa thật sự quan tâm. Do vậy, các chủ trương phát triển du lịch nói chung trong tỉnh cịn hạn chế, định hướng phát triển du lịch thiếu quy hoạch, chiến lược dài hạn, kinh nghiệm quản lý nhà nước trên lĩnh vực này còn nhiều yếu kém. Du lịch Kiên Giang đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, xuất phát điểm du lịch còn thấp, sản phẩm du lịch thiếu sức cạnh tranh, tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác hợp lý, cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém... đòi hỏi phải có thời gian tập trung nguồn lực để phát triển.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển DLST với điều kiện hạn chế của các nguồn lực. Do yêu cầu khách quan và sự cần thiết phát triển du lịch ngày càng nhanh trong khi điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn chưa đủ năng lực đáp ứng; tạo ra nhiều thách thức đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường và vấn đề quản lý phát triển du lịch bền vững; trình độ chun mơn nghiệp vụ, dân trí chưa đáp ứng u cầu. Bên cạnh đó, lượng khách gia tăng sẽ gây ô nhiễm tại những khu hoạt
động du lịch làm gián đoạn các q trình sinh thái xảy ra tại khu vực đó. Ngồi ra, tạo ra những tiếng ồn, phá hoại của du khách làm cho môi trường tự nhiên bị tổn hại, tác hại là các loài động vật di trú xa hơn hoặc đi nơi khác; thực vật bị phá hoại, hoặc khai thác cạn kiệt.
Quá trình đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, những cơng trình xây dựng không theo quy hoạch làm phá vở môi trường sinh thái, làm mất cảnh quan tự nhiên của các khu du lịch. Ngoài ra, hiện tượng phát triển DLST tự phát của tổ chức và cá nhân cũng gây ra cho DLST những tổn thương môi trường. Việc thiết lập các khu bảo tồn và việc bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực đã gây ra những mâu thuẫn với cộng đồng địa phương và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và khách tham quan. Những quy định bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt hậu quả làm mang lại những chuyến du lịch không trọn vẹn. Bên cạnh đó, do bản chất của chế độ chính trị của nước ta và truyền thống văn hoá dân tộc cũng không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách quan du lịch như một số quốc gia khác trong khu vực.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sông; sân bay, cảng, điện, nước cũng như hệ thống dịch vụ công cộng chưa đủ sức tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu phải nhanh chóng tạo lập các tiền đề với nguồn vốn giới hạn của địa phương. Để đạt được chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2001- 2020 vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển khách... giữ vai trị hết sức quan trọng. Trong đó, đầu tư cần xác định số lượng các khu DLST đạt tiêu chuẩn quốc tế “chất lượng cao”, đòi hỏi một lượng vốn lớn hàng tỷ USD, so với địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác quản lý phát triển DLST thông qua hệ thống quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất trong quản lý, sự phối hợp các ngành trong cơng tác đầu tư, phát triển, cịn bất cập. Một vấn đề cần lưu ý là khi xét duyệt đầu tư còn thiếu căn cứ quy hoạch tổng thể chung. Vì vậy, tình trạng chồng chéo, trùng lắp sản phẩm du lịch đang diễn ra. Bên cạnh đó, cịn xảy ra tình trạng “sao chép” những mơ hình một cách máy móc thiếu cân nhắc, làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của du lịch. Trong một khu
DLST trong cùng một thời gian diễn ra nhiều sự kiện, hoặc chẳng có hoạt động để thu hút khách. Chưa có những hoạt động đặc trưng tại các khu DLST.
Việc chậm ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư trên lĩnh vực DLST, những bất cập trong chính sách về thuế, vốn và môi trường kinh doanh, trong công tác quy hoạch, quản lý đầu tư... đang là yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến môi trường đầu tư tại tỉnh Kiên Giang, làm giảm tính hấp dẫn và cạnh tranh so với nhiều địa điểm du lịch trong khu vực.
Trình độ dân trí thấp, xã hội hố hoạt động du lịch cịn hạn chế so với yêu cầu đại chúng hoá hoạt động này; đội ngũ cung cấp dịch vụ du lịch chưa được đào tạo cơ bản chất lượng phục vụ còn hạn chế.
- Vấn đề xã hội phát sinh bất lợi trong quá trình phát triển DLST. Khai thác tiềm năng phát triển DLST ở Kiên Giang cũng tạo ra nhiều cơ hội làm ăn sinh sống, sẽ tạo ra một lượng lao động di dân tự do đến các khu du lịch. Lực lượng này càng khó định hình, khó quản lý, vì đa số thuộc diện khơng nghề nghiệp, không nhà cửa, thuộc đối tượng tệ nạn xã hội... lực lượng này sẽ làm phát sinh tệ nạn xã hội, chặt phá rừng, lấn chiếm các khu vực có nhiều tiềm năng du lịch, săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm... an ninh trật tự, an tồn xã hội khó kiểm sốt.
Phát triển DLST xuất hiện tình trạng người dân địa phương rời khỏi nơi sinh sống do tình trạng phát triển DLST và đầu cơ. Quá trình đầu tư, triển khai quy hoạch dẫn đến một số người dân phải rời nơi ở của mình đến các nơi tái định cư, hoặc nơi khác. Điều này thường xảy ra khi những người dân với quyền sử dụng đất tại các địa phương có tiềm năng du lịch thường bị thu hút, quyến rũ bởi những nhà đầu tư và đánh đổi các tiềm năng và quyền sử dụng đất để được một khoảng tiền. Mặc dù, việc mua bán này trong ngắn hạn có thể là hấp dẫn, nhưng thường mang lại thiệt thòi cho người bán do không được giáo dục đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý tiền; những người dân địa phương thường tiêu phí những đồng tiền có được, kết quả càng làm trầm trọng thêm tình trạng khơng nhà cửa.
- Tăng khơng cân đối chi phí cuộc sống. Khu du lịch mở rộng lạm phát có thể tác động đến nền kinh tế, chi phí về đất đai cũng có thể tăng vọt. Giá cả hàng hoá và đất đai
đều tăng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương đặc biệt là những người dân không được hưởng lợi từ nguồn doanh thu do phát triển du lịch. Trong một số trường hợp tăng trưởng DLST khơng được kiểm sốt, dân địa phương có thể đối mặt với giá nhà cửa và giá sinh hoạt không thể chịu nổi. Thậm chí có sự phân hố giữa lực lượng lao động được hưởng lợi trực tiếp từ tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch với lao động thuộc ngành khác trong xã hội.
Việc quá phụ thuộc vào DLST như một nguồn tạo việc làm. Sự khác biệt về thu nhập, giữa các ngành nghề dẫn đến việc duy chuyển lao động từ ngành nghề khác sang tham gia dịch vụ du lịch, nảy sinh tình trạng mất cân đối về lao động xã hội, làm mai một ngành nghề truyền thống.
Tệ nạn xã hội phát sinh do khuynh hướng nới lỏng về an ninh trật tự đối với quá trình phát triển DLST. Đối với tỉnh Kiên Giang quá trình phát triển DLST, vấn đề quốc phòng - an ninh cần phải đặc biệt quan tâm hơn.
Phát triển DLST yêu cầu phải đi liền với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí và ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy mối quan hệ giữa phát triển DLST với phát triển kinh tế- xã hội bền vững; bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; phát triển DLST đi liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cần có đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động, doanh nghiệp có trình độ chun mơn sâu, người dân phải tham gia tích cực vào các hoạt động của DLST để nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chương 3