Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2 Một số khuyến nghị

5.2.1 Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư trong trường hợp này xét bao gồm nhà đầu tư, ngân hàng, định chế tài chính, chủ nợ, doanh nghiệp khác.

Dựa trên kết quả hồi quy, sắp xếp các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng đến CLLN, người viết đưa ra gợi ý về tiêu chí mà bên đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư. Cụ thể, nên đầu tư vào các doanh nghiệp có đặc tính: biến động dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh càng thấp càng tốt; tiếp đó là địn bẩy tài chính thấp; với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản càng lớn càng tốt; cuối cùng là quy mô doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, cần lưu ý trên đây là những tiêu chí đánh giá CLLN nhằm mục đích sàng lọc, chỉ là một trong những bước phân tích cơ bản chứ khơng đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư hay quyết định tài chính chỉ dựa vào mỗi chỉ tiêu CLLN (Abdelghany, 2005). Việc nhiều nhà đầu tư khi phân tích cổ phiếu sẽ bắt đầu xem xét doanh thu của doanh nghiệp, kế đến là CLLN như trong nghiên cứu này là để có đáp án rằng liệu Doanh nghiệp đang tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận? Lợi nhuận được báo cáo có đáng tin cậy khơng? Doanh nghiệp có khả năng kiếm được bao nhiêu tiền trong tương lai? là hợp lý nhưng phần đánh giá sâu hơn những đặc tính khác của một doanh nghiệp cụ thể ví dụ như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chính sách cổ tức, … phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và chiến lược đầu tư của bên đầu tư nên người viết không đi sâu vào khuyến nghị này.

5.2.2 Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị trong trường hợp này xét bao gồm nhà quản lý và nhà lập pháp hoặc chuyên gia kinh tế hoặc đại diện của chính phủ. Nếu như nhà quản lý có động cơ thao túng lợi nhuận để thu lợi cho chính mình thì nhà lập pháp hay chun gia kinh tế hoặc các đại diện của chính phủ lại phải nỗ lực hạn chế điều đó để bảo vệ lợi ích của bên đầu tư ngồi thị trường, nhằm xây dựng thị trường cơng bằng cho hai bên. Vì thế mà nhà quản lý và chính phủ đứng trên hai chiến tuyến ngược nhau, lợi ích của bên này là tổn thất của bên cịn lại. Do đó, mỗi khuyến nghị dưới đây chỉ mang tính đóng góp cho một trong hai bên trên.

Hầu hết doanh nghiệp tại các nước đang phát triển vay nợ chủ yếu từ ngân hàng hoặc từ các định chế tài chính bên ngồi do thị trường vốn cịn yếu. Nhưng các khoản vay ngân hàng thường sẽ đắt (hơn so với trái phiếu) và lãi suất của chúng cũng biến động nhiều hơn (Waweru and Spraakman, 2012). Thực tế cho thấy việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi là khá phổ biến ở Việt Nam. Do đó, chính phủ nên u cầu các cơng ty đính kèm điều khoản hợp đồng nợ trong báo cáo thường niên. Nếu như vậy, sẽ giúp làm gia tăng tính minh bạch trong thơng tin về hoạt động của công ty cơng bố ra bên ngồi cũng như hạn chế động cơ làm sai biệt CLLN thực tế của các nhà quản lý, đặc biệt là khi sắp đến kỳ hạn nợ. Đồng thời, khi điều này được siết chặt và triển khai đồng bộ thì các nhà quản lý sẽ chuyển hướng tập trung nguồn lực vào nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh (thay vì điều chỉnh lợi nhuận), từ đó doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn, tạo nên một môi trường kinh tế minh bạch và vững mạnh. Bên cạnh đó, một thị trường chứng khốn quy mơ lớn cịn được hưởng lợi là nơi mà thao túng lợi nhuận chỉ tồn tại ở mức thấp hơn so với thị trường nhỏ kém phát triển (Leuz và cộng sự, 2003).

Với tiền đề là Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC vào 16/3/2020 phê duyệt Đề án “Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam", theo đó giai đoạn bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện là sau năm 2025 cộng thêm với việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS đã được chứng minh là có tác động tích cực,

giúp nâng cao CLLN (tiêu biểu như Houqe, M.N và cộng sự (2012), đánh giá thực tế tại 46 nước trên phạm vi thế giới, bao gồm cả Việt Nam), chính phủ ta nên hồn thành hành lang pháp lý và thúc đẩy lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS vào hệ thống báo cáo tài chính càng sớm càng tốt, hoặc ít nhất là đúng mục tiêu đã đưa ra tại mốc năm 2025 để thị trường có thể sớm nhận được lợi ích từ thơng tin kế tốn chất lượng cao này (Ball, 2001).

Nghiên cứu của Leuz và cộng sự (2003), Gopalan và cộng sự (2011) và Houqe và cộng sự (2012), tương ứng trên phạm vi Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á và tồn thế giới đều cho thấy chính phủ với quy định pháp lý chặt chẽ sẽ bảo vệ nhà đầu tư, cải thiện sự mất cân bằng thơng tin trên thị trường. Hay nói cách khác, đây là một hướng giải quyết rất hữu ích mà chính phủ có thể thực hiện, chẳng hạn như: tăng cường quy định về tính độc lập của hội đồng quản trị (tiêu biểu như Alves S. (2014), nếu số lượng thành viên độc lập càng cao thì càng tốt, được đo lường bằng các khoản dồn tích tự định càng giảm), đảm bảo thực thi luật chứng khốn, bảo vệ quyền của cổ đơng thiểu số, đảm bảo thực thi các tiêu chuẩn kế toán và kiểm tốn, đảm bảo tính độc lập tư pháp và tự do báo chí (Houqe và cộng sự, 2012). Đồng thời, đây cũng là thông tin đến các nhà quản lý rằng việc điều chỉnh lợi nhuận có chủ đích là có thể phát hiện được nhờ vào các kỹ thuật xác suất thống kê hiện tại.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w