Cấu trúc CLLN theo theo hướng tiếp cận thị trường

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 34)

2.1 Cơ sở lý thuyết về CLLN

2.1.3 Cấu trúc CLLN theo theo hướng tiếp cận thị trường

Muốn tính CLLN theo hướng tiếp cận thị trường sẽ cần dùng cả thơng tin kế tốn và thông tin từ thị trường (tỷ suất sinh lợi hoặc giá cổ phiếu). Dựa trên quan điểm lợi nhuận phản ánh thu nhập kinh tế (bao gồm luôn cả phần thay đổi tương ứng với giá trị thị trường; chính xác hơn thu nhập kế tốn). Giá trị và thu nhập kinh tế được đánh giá thông qua lợi tức từ cổ phiếu. CLLN theo thị trường được chia thành 2 nhóm: Giá trị thích hợp, Tính thận trọng và tính kịp thời.

2.1.3.1 Giá trị thích hợp

Để xem xét tính thích hợp, sử dụng mơ hình Edward Bell Ohlson vì đại đa số nhìn nhận giá cổ phiếu đại diện cho giá trị thị trường của doanh nghiệp. Để nghiên cứu được khía canh tính thích hợp này, phải giả định rằng thơng tin/dữ liệu về lọi nhuận được báo cáo là thơng tin thích hợp và đáng tin cậy (Nichols và Wahlen, 2004). Nghĩa là, giả định những thay đổi trong thơng tin/dữ liệu kế tốn sẽ gây ra những thay đổi tương ứng trong giá trị thị trường của doanh nghiệp. Choi, Collins, và Johnson (1997), Barth, Beaver và Landsman (2001), Nichols và Wahlen (2004) đánh giá mơ hình Edward Bell Ohlson là thích hợp vì nó thể hiện mối tương quan giữa thơng tin kế tốn với phản ứng của thị trường cổ phiếu. Ngoài ra, Bernard, Merton, và Palepu (1995) cho

rằng mơ hình Edward Bell Ohlson cịn hỗ trợ cho các nghiên cứu về thị trường vốn cũng như định giá doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn chỉ tiêu nghiên cứu.

Một trong hai phương trình dưới có thể đo lường CLLN theo hướng giá trị thích hợp.

Mơ hình 1 theo nghiên cứu của Collins và cộng sự (1997), Ali và Hwang (2000), đo lường khả năng giải thích tính thích hợp CLLN bằng cách đánh giá mối tương quan giữa lợi nhuận và giá trị sổ sách đối với lợi tức cổ phiếu. Phương trình diễn tả mối quan hệ đó như sau:

Pi, t = α0 + β1BVi, t + β2EPSi, t + εi, t

Pi, t là giá cổ phiếu của công ty i trong năm t tại thời điểm cuối năm;

BVi, t là giá trị sổ sách của cổ phiếu công ty i trong năm t tại thời điểm cuối năm; EPSi, t là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t vào cuối năm; εi, t là phần dư

Giá trị - tính thích hợp được xem xét thơng qua kết quả hồi quy (R2) từ phương trình

trên. R2 lớn (nhỏ) tương ứng với CLLN (giá trị - tính thích hợp) cao hơn (thấp hơn)

(An, Y., 2017).

Mơ hình 2 được đưa ra bởi Easton và Harris (1991), CLLN (giá trị - tính thích hợp) được đánh giá thơng qua kết quả hồi quy từ phương trình dưới, xét giá trị R2 và β1. RETit = β0 + β1EARNit + β2ΔEARNit + εit

RETit là tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu β0 là hệ số chặn

β1, β2 là các hệ số hồi quy

EARNit là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t ΔEARNit là thay đổi trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t.

εit là sai số

CLLN cao theo hướng giá trị thích hợp nghĩa là nó có khả năng giải thích cho sự biến động trong giá trị cổ phiếu và lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư.

2.1.3.2 Tính thận trọng

Trong kế tốn, thận trọng bao gồm thận trọng có điều kiện và thận trọng khơng có điều kiện (Beaver và Ryan, 2005). Thận trọng có điều kiện giúp hạn chế quản trị lợi nhuận (Lara, Osma và Penalva, 2012), giảm đầu tư quá mức (Mora và Walker, 2015), mức tin cậy cao hơn (Basu, 1997). Thận trọng khơng có điều kiện là sự lựa chọn đưa đến hệ quả là hiệu quả danh mục không cao (Jackson, Liu, và Cecchini, 2009), tạo điều kiện quản trị lợi nhuận xảy ra (Jackson và Liu, 2010).

Đầu tiên, mơ hình được đề xuất bởi Basu (1997) sử dụng tỷ suất sinh lời của cổ phiếu như một tín hiệu để đánh giá liệu doanh nghiệp báo cáo ra thông tin tốt (làm tăng doanh thu hoặc giá trị doanh nghiệp) hay thông tin xấu (thông tin làm tăng chi phí hoặc làm giảm giá trị doanh nghiệp). Với góc tiếp cận rằng xuất phát từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó có bao gồm lợi nhuận, kết hợp với các thông tin từ nhiều nguồn khác trên thị trường một cách kịp thời để tính được giá cổ phiếu. Khi đó, nếu có sự thay đổi trong giá cổ phiếu thì có thể dùng làm cơ sở để nhận định tính kịp thời của thơng tin từ thị trường. Tuy nhiên, trong mơi trường thực tế thì lợi nhuận được báo cáo ln chịu sự tác động của tính bất cân xứng để có thơng tin kịp thời (thơng thường, thơng tin xấu có mức độ lan tỏa nhanh hơn so với thơng tin tốt). Phương trình để đo lường tính thận trọng:

EARNit = β0 + β1NEGit + β2RETit + β3NEGit *RETit + εit Trong đó:

EARNit là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t RETit là tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty i trong năm t NEGit là biến giả có giá trị = 1 khi thơng tin xấu

NEGit là biến giả có giá trị = 0 trong khi thơng tin tốt β0 là hệ số chặn

β1, β2, β3 là các hệ số hồi quy εit là sai số

Tính thận trọng (CONSER) được xác định như sau: CONSERi,t = ( β2,it + β3,it)/β2,it. Hệ số chặn β3 của phương trình trên là hệ số thể hiện mức độ thận trọng kế tốn, được mong đợi có giá trị dương. Giá trị β3 càng cao thể hiện rằng doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc thận trọng càng nghiêm túc.

Phát triển giả thuyết của Basu (1997), Ball và Shivakumar (2005) cho rằng có mối tương quan âm giữa lợi nhuận và dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải đến từ thơng tin bất đối xứng. Mơ hình của Ball và Shivakumar (2005) đo lường mức độ thận trọng thông qua mối quan hệ giữa các khoản dồn tích và dịng tiền âm so với các khoản dồn tích và các dịng tiền điều chỉnh theo Basu (1997) như phương trình bên dưới:

Trong đó:

ACCi, t là các khoản dồn tích của cơng ty i trong năm t

OCF là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty i trong năm t NOCFi, t là biến giả, nhận giá trị là1 nếu OCFi, t âm, và nếu khơng thì nhận giá trị 0 εi, t là phần dư

β2 được kỳ vọng mang giá trị âm đáng kể phản ánh giả thuyết về tác động nghịch giữa

các khoản kế tốn dồn tích so với dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh; β3 được

điều kiện trong doanh nghiệp là nguyên nhân khiến dòng tiền giảm. Mức độ thận trọng là giá trị của hệ số β3. Giá trị β3 càng lớn (nhỏ), mức độ thận trọng càng cao (thấp).

2.1.3.3 Tính kịp thời

Tính kịp thời nghĩa là thơng tin có sẵn cho việc ra quyết định tại thời gian ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Cùng chung cách tiếp cận như tính thận trọng, qua các hệ số trong mơ hình của Basu (1997). Tính kịp thời có mối tương quan dương với và

được xác định là R2 từ phương trình hồi quy mơ hình Basu (1997) được trình bày bên

trên. Tính kịp thời càng cao thì lợi nhuận càng cao.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w