Chênh thu nhập

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ánh-TCNH27A (Trang 30 - 31)

2.1 Cơ sở lý thuyết về CLLN

2.1.2.5 chênh thu nhập

Chỉ số độ chênh thu nhập được tính bằng tài sản hoạt động rịng chia cho tổng doanh thu (Barton và Simko (2002), Abdelghany (2005)). Độ chênh thu nhập càng lớn nghĩa là chất lượng thu nhập càng thấp, ngược lại, tỷ lệ trên càng nhỏ thì chất lượng thu nhập càng cao.

Độ chênh thu nhập xảy ra khi lợi nhuận được báo cáo của doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp hơn kì vọng. Kỳ vọng ở đây là kỳ vọng dự báo, thường đến từ các định chế tài chính, các cơng ty mơi giới chứng khốn. Các nhà phân tích thuộc các định chế tài chính, các cơng ty mơi giới chứng khốn này thu thập thông tin từ nhiều nguồn như từ các nhà quản lí doanh nghiệp, các khảo sát, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ, đặc tính ngành mà doanh nghiệp cụ thể đang hoạt động,… phác họa nên mơ hình tốn học, phản ánh các dự báo hoặc kì vọng về thu nhập tương lai của doanh nghiệp. Sau đó gửi dữ liệu đến các khách hàng của họ hoặc tự đánh giá độ hấp dẫn của cổ phiếu để sử dụng nội bộ.

Độ chênh trong thu nhập có thể mang đến tác động lớn đến giá cổ phiếu của công ty. Độ chênh thu nhập tích cực dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu ngay lập tức và/hoặc giá cổ phiếu tăng dần theo thời gian. Ngược lại, độ chênh thu nhập tiêu cực thường khiến giá cổ phiếu giảm. Tuy độ chênh thu nhập được tính bằng thơng tin kế tốn nhưng nó cũng đồng thời mang bản chất tiếp cận thị trường nhiều hơn, như trình bày ở trên, do nó được ứng dụng để đánh giá cổ phiếu.

Độ chênh thu nhập được tính bằng cơng thức dưới đây: Earnings surprise it = Net operating assets it / Sales it

Net operating assets it: Tài sản thuần phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t

Sales it: Doanh thu của công ty i trong năm t

Độ chênh thu nhập càng thấp cho thấy CLLN được báo cáo càng cao và ngược lại, tỷ lệ này càng lớn thì CLLN được báo cáo càng thấp (Francis và cộng sự (2004), Jing (2007)).

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ánh-TCNH27A (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w