Lợi nhuận giữ lại và dòng tiền nội bộ

Một phần của tài liệu Sự quá tự của nhà quản trị, dòng tiền nội bộ và hiệu quả đầu tư: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2 Lợi nhuận giữ lại và dòng tiền nội bộ

2.2.1 Khái niệm:

Ba chính sách tài chính trọng yếu của doanh nghiệp là chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức. Trong đó, chính sách đầu tư góp phần tạo giá trị cho doanh nghiệp, từ đó giúp tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu; chính sách tài trợ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn nguồn vốn phù hợp phục vụ cho các hoạt động đầu tư; cịn chính sách cổ tức gắn liền với quyết định phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp. Tại chính sách cổ tức, nhà quản lý phải đưa ra quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông hay giữ lại nhằm thực hiện các dự án đầu tư trong những năm tài chính tiếp theo. Theo đó, việc chi trả cổ tức sẽ cung cấp một nguồn thu nhập hiện tại cho cổ đơng, cịn lợi nhuận giữ lại sẽ cung cấp một nguồn lợi nhuận tăng trưởng tiềm năng cho cổ đông trong tương lai nhớ việc tái đầu tư. Chính sách cổ tức giúp xác định phần lợi nhuận sau thuế sẽ được dùng để chi trả cổ tức cho năm hiện hành và phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong năm tiếp theo. Do đó, chính sách cổ tức sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của cơng ty vì lợi nhuận giữ lại có tác động đến số lượng vốn cổ phần trong tổ chức.

Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, nhà quản lý tìm thấy các cơ hội đầu tư tốt có tỷ suất sinh lợi vượt mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ đơng, khi đó doanh

nghiệp sẽ ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tiếp tục tái đầu tư. Đây được gọi là chính sách lợi nhuận giữ lại chủ động vì nó được xác định đầu tiên dựa trên các cơ hội đầu tư tiềm năng mà không bị phụ thuộc vào tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm của doanh nghiệp. Có thể nói chính sách này hàm ý việc chi trả cổ tức cho cổ đông sẽ thay đổi tùy vào các cơ hội đầu tư tiềm năng sẵn có. Do đó, trong các năm doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn cao thì nhà quản lý có thể sẽ có các chính sách giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ cao hơn tương đối so với những năm trước.

Trong lý thuyết về cấu trúc vốn, dòng tiền nội bộ sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty làm nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư mới, thay vì phân phối chúng cho các chủ sở hữu của công ty hoặc các nhà đầu tư khác (dưới hình thức chi trả cổ tức tiền mặt) và lấy vốn ở nơi khác (các nguồn cung vốn đầu tư bên ngoài; vay vốn trực tiếp từ ngân hàng và các quỹ). Nó trái ngược với nguồn tài chính bên ngồi bao gồm tiền mới từ bên ngồi của cơng ty mang về đầu tư. Dòng tiền nội bộ thường được cho là ít tốn kém hơn cho cơng ty so với tài chính bên ngồi vì cơng ty khơng phải chịu chi phí giao dịch để có được nó, cũng như khơng phải trả các khoản thuế liên quan đến việc trả cổ tức. Nhiều nhà kinh tế tranh luận liệu sự sẵn có của dịng tiền nội bộ có phải là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư của công ty hay không. Một tranh cãi liên quan là liệu thực tế rằng dịng tiền nội bộ có tương quan về mặt thực nghiệm với đầu tư ngụ ý các công ty bị hạn chế tín dụng và do đó phụ thuộc nhiều vào nguồn dòng tiền nội bộ để hoạt động và đầu tư.

2.2.2 Lý thuyết nền về lợi nhuận giữ lại và dòng tiền nộibộ: Lý thuyết dòng tiền tự do: bộ: Lý thuyết dòng tiền tự do:

Theo giả thuyết về dòng tiền tự do, việc nhà quản lý giữ lại lợi nhuận được xem như dòng tiền nội bộ để phục vụ cho các lợi ích riêng của họ (ví dụ như đầu tư quá mức vào các cơ hội không thực sự đem đến tỷ suất sinh lợi vượt mức kỳ vọng cho cổ đơng) thay vì tối đa hóa giá trị cho cổ đơng đã dẫn đến mẫu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý trong công ty (lý thuyết đại diện). Điều này đã thôi thúc các nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành các kiểm định để kiểm chứng giả thuyết về dòng tiền tự do trong việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Trong nghiên

cứu của Dittmar, Mahrt-Smith và Servae (2003) đã công bố kết quả kiểm định rằng cơng ty tại các quốc gia có sự bảo vệ quyền lợi cổ đơng kém hơn thì việc nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn.

Nghiên cứu của Harford (1999) cùng tư tưởng và ủng hộ giả thuyết dòng tiền tự do đã chứng minh việc nắm giữ tiền mặt quá mức rất dễ dẫn đến việc giảm giá trị doanh nghiệp khi bị thâu tóm và sáp nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu của Mikkelson và Partch (2003) cho rằng các cơng ty có mức lợi nhuận giữ lại cao thì khơng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu của Pinkowitz, Stulz và Williamson (2003) phân tích về mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và sự bảo vệ nhà đầu tư của công ty. Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1988 - 1999 với mẫu gồm 35 quốc gia. Tương tự như kết quả của Dittmar và cộng sự (2003), kết quả nghiên cứu cho thấy cơng ty tại các nước có sự bảo vệ nhà đầu tư kém thì có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn 5% - 25% so với việc cơng ty đó ở tại Mỹ.

Một phần của tài liệu Sự quá tự của nhà quản trị, dòng tiền nội bộ và hiệu quả đầu tư: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam (Trang 28 - 30)