CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.2.1. Khuyến nghị đối với DNNVV
Nghiên cứu này chú trọng đánh giá đối với các đặc điểm của bản thân DNNVV nhằm có những gợi mở, khuyến nghị tốt nhất đến doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện bản thân, đáp ứng đầy đủ các u cầu, địi hỏi của thị trường tài chính để từ đó đảm bảo được nguồn lực cho sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các DNNVV như sau:
Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh luôn là yếu tố quan tâm đầu tiên của các Ngân
hàng khi xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Do đó DNNVV cần chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tự nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh, từ đó tạo niềm tin đối với Sacombank nói riêng và các Ngân hàng nói chung. Để thực hiện được điều đó, các DNNVV cần tập trung vào các nội dung sau:
• Thường xuyên theo dõi các thay đổi mang yếu tố vĩ mô, cập nhật diễn biến thị trường, nghiên cứu, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường cả trong và ngồi nước.
• Đầu tư nghiên cứu về thị hiếu của thị trường, xác định chủng loại, số lượng, mẫu mã sản phẩm, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
• Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả, góp phần gia tăng doanh thu và hiệu quả sinh lời. Từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn từ lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư, gia tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn, nhờ đó gia tăng niềm tin đối với Sacombank và các TCTD khác. • Chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền, đổi mới thiết bị, công
nghệ, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi số trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay. Điều này là rất cần thiết để doanh nghiệp theo kịp với sự chuyển động của thị trường, đảm bảo duy trì ổn định hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, nâng cao chất lượng và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh và
tình hình tài chính cho chủ sở hữu và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó, cần chú trọng việc nâng cao trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh thực tiễn, đưa ra được phương hướng kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
Mục tiêu hoạt động kinh doanh của các DNNVV thường cố gắng để trở thành một thành phần trong các chuỗi cung ứng. Do đó việc liên tục cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là cần thiết để đáp ứng được các tiêu chuẩn tham gia cần phải có. Điều này địi hỏi các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao kiến thức, nắm bắt kịp thời các chuyển hướng công nghệ, xu hướng mới của thị trường.
Những điều trên đòi hỏi khơng những kỹ năng quản lý mà cịn là khả năng định hướng, tầm nhìn xa và sự cầu thị về kiến thức của người chủ doanh nghiệp để tự nâng cao năng lực, xác định con đường, phương hướng hoạt động đúng đắn cho doanh nghiệp.